Sáng ngày 20/12/2023, Trung tâm Nâng cao Chất lượng Cuộc sống (LIFE) phối hợp cùng Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo Tổng kết Dự án VUSTA – Dự án Quỹ Toàn Cầu Phòng Chống HIV/AIDS – Giai đoạn 2021-2023 và Nhìn lại chặng đường 12 năm (2011-2023) tham gia dự án của các tổ chức cộng đồng tại Tp.HCM.

Đến tham dự hội thảo, có sự hiện diện của TS. BS. Nguyễn Thị Minh Tâm – Trưởng Phòng Dự phòng lây nhiễm HIV – Cục Phòng, Chống HIV/AIDS, ThS. Dương Thu Hằng – điều phối viên Dự án Quỹ Toàn Cầu phòng chống HIV/AIDS, ThS. Lê Hùng Việt – Phó Giám đốc Thường trực Dự án VUSTA – Dự án Quỹ Toàn Cầu phòng, chống HIV/AIDS, đại diện ban lãnh đạo, các phòng, ban của Sở Y tế Tp.HCM, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh/thành tham gia dự án, Hội Y tế Công cộng và Hội Phòng, chống HIV/AIDS Tp.HCM , Công an Tp.HCM, các Trung tâm Y tế trên địa bàn Tp.HCM. Đặc biệt là sự có mặt của đại diện 29 tổ chức cộng đồng đến từ Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa và Cần Thơ.

Hình 1. TS. BS. Nguyễn Thị Minh Tâm – Trưởng Phòng Dự phòng lây nhiễm HIV, Cục Phòng, Chống HIV/AIDS

BS. Nguyễn Thị Minh Tâm chia sẻ: “Công tác hoạt động phòng, chống HIV/AIDS có một sự quan hệ gắn kết chắc chẽ giữa người cung cấp dịch vụ, khách hàng của mình và tổ chức cộng đồng mà những chương trình bệnh lý khác có thể học hỏi như một bài học thành công với mục tiêu cung cấp dịch vụ lấy khách hàng làm trung tâm. Chương trình phòng, chống HIV/AIDS vừa mang ý nghĩa y tế vừa mang ý nghĩa xã hội rất lớn, những đóng góp của các tổ chức cộng đồng không chỉ về mặt cung cấp dịch vụ, đóng góp cho ngành y tế về cải thiện chất lượng dịch vụ mà còn là những đóng góp về mặt xây dựng chính sách, chiến lựơc, luật pháp và các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật mà Cục phòng, chống HIV/AIDS đề ra.”

Hình 2. Ths. Dương Thu Hằng – Điều phối viên dự án Quỹ toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS (trái) chia sẻ kết quả dự án (hợp phần do Cục Phòng, chống HIV/AIDS thực hiện) giai đoạn 2021 và 2023 và Ths. Lê Hùng Việt – Phó giám đốc thường trực Dự án VUSTA – Dự án Quỹ toàn cầu Phòng chống HIV/AIDS (phải) chia sẻ tổng quan về dự án giai đoạn 2021 – 2023 và kế hoạch giai đoạn 2024 – 2026.
Hình 3. Phó giám đốc Trung tâm LIFE – Bác sĩ Hàng Thị Xuân Lan chia sẻ về kết quả hoạt động giai đoạn 2021-2023 của dự án do LIFE phụ trách tại Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hòa và (hợp phần hỗ trợ sau COVID) Cần Thơ.

Tại hội thảo, các tổ chức cộng đồng cũng đã chia sẻ những câu chuyện thành công, bài học kinh nghiệm quý báu của mình xuyên suốt một chặng đường dài bền bỉ gầy dựng hệ thống cộng đồng để thúc đẩy sự tham gia có hiệu quả của cộng đồng vào chương trình phòng chống HIV/AIDS góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Hình 4. Đại diện các tổ chức cộng đồng và cơ sở Y tế đang chia sẻ về các bài học kinh nghiệm lớn trong quá trình thực hiện dự án VUSTA – Dự án QTC PC HIV/AIDS bao gồm Cung cấp các dịch vụ can thiệp dự phòng HIV cho nhóm đích; Thúc đẩy được sự hợp tác giữa cơ sở y tế và tổ chức cộng đồng, và Nâng cao năng lực các tổ chức cộng đồng CBO, đặc biệt là kỹ năng xây dựng, phát triển năng lực đội nhóm.
Hình 5. Các đại diện từ phía CDC/OPC và các CBO đang tham gia trò chơi “Cặp đôi hợp tác C2P hoàn hảo”, C2P là một bài học thành công về mô hình hợp tác giữa y tế và cộng đồng

Đồng thời, Hội thảo cũng là cơ hội để Trung tâm LIFE gửi lời tri ân tới nhà tài trợ, các đơn vị đối tác, ban ngành đã phối kết hợp, các tổ chức cộng đồng đã đồng hành cùng LIFE trong suốt chặng hành trình dài vừa qua nói chung và đặc biệt là lời tri ân sâu sắc, ghi nhận những cống hiến, nỗ lực, phát triển tới các CBO TP.Hồ Chí Minh không chỉ riêng 3 năm vừa trong trong giai đoạn 2021-2023 mà còn là chặng hành trình dài cùng LIFE 12 năm qua.

Hình 6. LIFE gửi lời tri ân tới nhà tài trợ, các đơn vị đối tác, ban ngành đã phối kết hợp, các tổ chức cộng đồng đã đồng hành cùng LIFE bằng kỷ niệm chương và những bó hoa tươi thắm

Giai đoạn 2021-2023 của Dự án VUSTA – Dự án Quỹ Toàn Cầu Phòng Chống HIV/AIDS đã khép lại nhưng Trung tâm LIFE và các tổ chức cộng đồng cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Đội ngũ LIFE và các tổ chức cộng đồng sẽ sử dụng và chia sẻ kiến thức, kỹ năng và phát huy những sáng kiến, kinh nghiệm tích lũy từ dự án để tiếp tục tư vấn dự phòng lây nhiễm HIV cho các nhóm có nguy cơ cao và và hỗ trợ tuân thủ điều trị cho những người đang điều trị ARV.

Hình 7. Các tiết mục văn nghệ được dàn dựng và biểu diễn bởi các tổ chức cộng đồng và nhân viên Trung tâm LIFE

Thông tin về dự án: 

Quỹ Toàn Cầu Phòng chống HIV/AIDS bắt đầu hỗ trợ xây dựng năng lực và nâng cao vai trò, vị thế của các tổ chức xã hội và tổ chức cộng đồng trong ứng phó với HIV/AIDS tại Việt Nam kể từ năm 2011. Dự án VUSTA-Dự án Quỹ Toàn Cầu Phòng chống HIV/AIDS do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) là cơ quan nhận tài trợ chính, điều phối và quản lý dự án. Ba tổ chức nhận tài trợ phụ bao gồm Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS), Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) và Trung tâm Nâng cao Chất lượng Cuộc sống (Trung tâm LIFE) điều phối hoạt động ở 15 tỉnh/thành bao gồm 10 tỉnh phía Bắc trong đó có Hà nội và 5 tỉnh phía nam bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh.

Trung tâm LIFE điều phối hợp phần dự án tại khu vực phía Nam bao gồm Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu và Khánh Hòa. Trung tâm LIFE hỗ trợ và quản lý 29 tổ chức cộng đồng triển khai các hoạt động tiếp cận cộng đồng, dự phòng lây nhiễm HIV, điều trị ARV và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với  HIV (PrEP). Bên cạnh đó, Dự án còn hỗ trợ các nhóm có nguy cơ cao và người nhiễm HIV gặp khó khăn sau đại dịch COVID tại Tp. Cần Thơ.

Kính gửi: Công ty TNHH Cadeau,

Căn cứ Quyết định số 25/2023/QĐ-LIFE ngày 26/05/2023 của Giám đốc Trung tâm Nâng cao Chất lượng Cuộc sống về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu Thuê văn phòng làm trụ sở làm việc;

Trung tâm Nâng cao Chất lượng Cuộc sống thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu trên với những nội dung sau:

– Tên nhà thầu trúng thầu: Công ty TNHH Cadeau;

– Địa chỉ: 205 Đường 9A, KDC Trung Sơn, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, Tp HCM;

– Giá trúng thầu: 414.000.000 (Bằng chữ: Bốn trăm mười bốn triệu đồng) (đã bao gồm các loại thuế, phí);

– Nguồn vốn: Phân bổ theo ngân sách các dự án Trung tâm Life đang triển khai;

– Loại hợp đồng: Trọn gói;

– Thời gian thực hiện hợp đồng: 184 ngày.

Trung tâm Nâng cao Chất lượng Cuộc sống thông báo đến Công ty TNHH Cadeau được biết và mời Quý Công tyđến văn phòng Trung tâm Nâng cao Chất lượng Cuộc sống để ký kết hợp đồng trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày thông báo./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu HCNS.

GIÁM ĐỐC

Nguyễn Nguyên Như Trang

 

HCMC, May 17-19.

HIV community-based organizations (CBOs) play a critical role in reaching vulnerable populations and providing essential services. It is crucial for these organizations to equip their outreach workers with lay testing skills for HIV outreach, counseling, screening, and testing, especially considering the challenge of high staff turnover. Last week, LADDERS organized a HIV lay-test training workshop, bringing together 32 new, enthusiastic and dedicated young community outreach workers from 8 DOMEs and CBOs in Ho Chi Minh City. This workshop aimed to empower these individuals with the knowledge and skills necessary to conduct HIV testing within their communities, effectively reaching out to those most at risk and reducing the stigma associated with the disease.

The 3-day workshop covered a wide range of topics, including the basics of HIV virology, modes of transmission, and the importance of early detection. The participants engaged in interactive sessions, where they learned about the different types of HIV tests (Mylan and Alere Combo), their accuracy, and the appropriate counseling techniques to support individuals undergoing the rapid testing. They were provided with practical demonstrations, hands-on practice, and role-playing exercises to simulate real-life scenarios they might encounter during testing sessions.

The trainers, who are doctors and experts from Ho Chi Minh City CDC,  shared their expertise, experiences, and best practices with the participants, nurturing a sense of confidence and competence in their ability to perform HIV lay-testing effectively. The trainers emphasized the importance of maintaining privacy, confidentiality, and non-judgmental attitudes throughout the testing process, ensuring a safe and supportive environment for individuals seeking testing services. Moreover, the workshop placed great emphasis on the significance of community engagement and partnership, particularly through the C2P mechanism. Participants were encouraged to build strong relationships with local healthcare facilities, and other related partners to ensure a continuum of care for those identified with HIV.

By training outreach workers in lay testing, community-based organizations can maintain a consistent level of community-based service delivery, capacitating outreach workers to conduct HIV testing consistently and to standard. These exercises are necessary to mitigate the potential negative impacts of staff turnover and continue delivering vital HIV services to those who need them most.

Figure 1,2,3. By the end of the workshop, the 32 young community outreach workers emerged as new capable HIV lay-testers. Each participant trained with hands-on experience conducting the HIV rapid tests.

Năm 2021, làn sóng dịch COVID-19 thứ 4 đã tác động tiêu cực đến kinh tế – xã hội ở Việt Nam nói chung và chương trình phòng, chống HIV/AIDS nói riêng đặc biệt là các tỉnh, thành phố phía Nam. Nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện giãn các xã hội trong thời gian dài, một số cơ sở y tế bị phong tỏa, nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ chương trình phòng, chống HIV/AIDS sống trong khu cách ly v.v… từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tiếp cận viên tiếp cận trực tiếp với khách  hàng để cung cấp dịch vụ cũng như việc nhận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS của khách hàng. Việc giãn cách xã hội kéo dài cũng đã tạo nên các sang chấn về sức khỏe tâm thần của các nhóm khách hàng trong giai đoạn giãn cách xã hội bởi dịch COVID-19.

Làm thế nào để có thể nâng cao các kiến thức cho các tiếp cận viên và khách hàng liên quan đến phòng chống HIV/AIDS và COVID-19 bao gồm cả cung cấp dịch vụ cũng như giúp khách hàng đối phó với các sang chấn tâm lý trong bối cảnh dịch COVID. Dự án Tăng cường Kết nối cộng đồng phòng, chống HIV (C-Link) phía Nam do Trung tâm LIFE thực hiện dưới dự tài trợ của USAID hỗ trợ đã có sáng kiến triển khai chương trình nói chuyện chuyên đề online mang tên “Friday talk – Câu chuyện ngày thứ 6”.

Mục đích ban đầu của chương trình nhằm cung cấp các kiến thức liên quan đến phòng chống COVID; thúc đẩy các nhóm đích tiếp tục sử dụng các dịch vụ can thiệp dự phòng và chăm sóc HIV và chia sẻ kinh nghiệm, các giải pháp nhằm vượt qua các khó khăn, ảnh hưởng và tác động của dịch COVID-19 đến sử dụng các dịch vụ can thiệp dự phòng và chăm sóc HIV của nhóm đích. Do vậy chúng tôi đã tổ chức tọa đàm online thông qua phần mềm zoom vào một khung giờ nhất định từ 19h00 – 20h30 thứ 6 hàng tuần. Việc lựa chọn một khung giờ vào một ngày cố định cũng là để tạo nên “thương hiệu – Friday talk” của chương trình để mọi người dễ nhớ, bố trí thời gian tham dự cũng như quảng bá cho chương trình. Tối thứ 6 cũng là một ngày cuối mỗi tuần làm việc nên sẽ là cơ hội để mọi người thư giãn, chia sẻ các câu chuyện, tâm tư cá nhân sau một tuần làm việc. Ban tổ chức cũng như khách mới cập nhật, chia sẻ các văn bản, quy định mới của các cơ quan quản lý liên quan đến việc ứng phó HIV và dịch COVID-19.

Hình 1. Người tham dự tham gia một buổi “Friday talk”

Để khuyến khích các khách hàng tham dự, ngoài việc thông báo tới các CBO phổ biến cho khách hàng, Ban tổ chức còn quảng bá chương trình trên các kênh truyền thông của dự án như Zalo, Fanpage… và yêu cầu tối thiểu mỗi CBO cử từ 2-3 tiếp cận viên tham dự mỗi chương trình. Những người tham dự chương trình đầy đủ (tham gia chụp ảnh màn hình trước và sau buổi nói chuyện chuyên đề) cũng như tương tác sẽ được Ban tổ chức hỗ trợ một thẻ điện thoại trị giá 20.000 đồng (không trả bằng tiền mặt). Chương trình mỗi buổi nói chuyện ngoài cung cấp kiến thức về HIV và COVID 19 theo từng chủ đề khác nhau và nội dung này sẽ chiếm phần lớn thời lượng của chương trình. Ngoài ra Ban tổ chức sẽ dành một thời lượng ngắn phần đầu chương trình để giới thiệu mục đích buổi nói chuyện, hướng dẫn đăng nhập, giới thiệu nội quy và khởi động nhằm để làm “nóng” chương trình. Sau phần trình bày, trao đổi của các chuyên gia, các CBO sẽ chia sẻ về việc hỗ trợ của các CBO cho khách hàng trong mùa dịch COVID-19 cũng như giải đáp tất cả các thắc mắc của khách hàng. Việc mời chuyên gia để trao đổi thông tin sẽ phụ thuộc vào từng chủ đề của mỗi buổi nói chuyện, họ có thể là nhà quản lý, các bác sĩ thuộc các chuyên ngành khác nhau có liên quan đến nội dung từng chủ đề. Để cải thiện chất lượng các buổi nói chuyện, sau mỗi chương trình chúng tôi có thu thập thông tin phản hồi từ phía người tham dự để xác định nhưng ưu điểm để duy tri và những vấn đề cần cải thiện.

 

Hình 2. Các quy định mới liên quan đến HIV và COVID-19 cũng được chia sẻ trong chương trình

Sau 7 chương trình thực hiện về chủ đề “HIV và COVID-19”, Ban tổ chức đều thấy kết quả rất tích cực. Mỗi buổi nói chuyện có hàng trăm khách hàng tham gia trực tiếp qua zoom và có từ 500-700 khách hàng tiếp cận chương trình qua Fanpage … Khách hàng tham gia rất nhiệt tình, họ cởi mở trongtrao đổi, chia sẻ về các khó khăn, vướng mắc đang gặp phải. Nhiều thắc mắc, lo lắng của khách hàngliên quan đến HIV và COVID cũng đã được các chuyên gia tư vấn để có hướng giải quyết hoặc được giải tỏa.

Cũng qua tổ chức 7 chương trình, Ban tổ chức nhận thấy một vấn đề khác là nhiều khách hàng do bị giãn cách xã hội hoặc bị phong tỏa lâu ngày nên ảnh hưởng sang chấn tâm lý khá nặng nề. Từ đó chương trình “Friday talk” với chủ đề “Người ơi – Thở đi hay My Dear, Just Breathe” đã ra đời. Chủ đề chương trình này tập trung vào hỗ trợ về sức khỏe tâm thần cho khách hàng trong đại dịch COVID-19.

Với “Người ơi – Thở đi” Ban Tổ chức vẫn sử dụng khung giờ quen thuộc như chủ đề “HIV và COVID-19” và kênh online như zoom và facebook. Việc huy động khán giả tham gia trên zoom vẫn lấy đội ngũ nòng cốt là các tiếp cận viên của CBO và các khách hàng của họ. Do mục đích của chương trình giúp khán giả đối phó và vượt qua các vấn đề về sức khỏe tâm thần và sang chấn trong đại dịch COVID-19, nên nội dung chương trình tập trung vào các chủ đề như: Cách duy trì thái độ sống tích cực trong dịch COVID; Cách đối phó vượt qua sang chấn; Yoga và tầm quan trọng của hơi thở; Dinh dưỡng trong thời kỳ dịch COVID v.v…

Hình 3. Các ca sĩ, khách mời nổi tiếng cũng được mời giao lưu và biểu diễn tại “Người ơi – Thở đi”

Ngoài ra Ban Tổ chức cũng mời thêm các ca sĩ, khách mời như nhóm hát Loto đến biểu diễn và giao lưu với khán giả để giúp người tham dự chương trình thoải mái, phấn chấn hơn cũng như tăng sự hấp dẫn của chương trình. Chương trình cũng dành thời lượng để chia sẻ các bức thư từ khán giả gửi đến chương trình và mời các khách mời thích hợp để tham gia giải đáp câu hỏi nếu có. Cuối mỗi chương trình có phần quay số trúng thưởng cho những người có 3 số cuối điện thoại trùng với số trúng thướng và tặng các giải thưởng trị giá khoảng 200.000-300.000 bằng các phương thức khác nhau cho khoảng 5- 9 người may mắn đã tham dự chương trình. Sau 6 tuần tổ chức, kết quả tương tự như chương trình “HIV và COVID-19”; Chương trình “Người ơi – Thở đi”, thu hút được hàng trăm người tham dự trực tiếp qua zoom và hàng ngàn người tham dự qua fanpages qua mỗi chương trình Cá biệt có chương trình có hơn 5.000 người tham dự và hàng chục ngàn lượt tiếp cận.

Có thể nói Chương trình “Friday talk hay Câu chuyện ngày thứ 6” đã đáp ứng được một phần nhu cầu của người tham dự nhất là đối tượng đích trong bối cảnh dịch COVID-19. Thành công của chương trình có thể phải kể đến sự tâm huyết và năng động của Dự án khi cái khó của dịch COVID làm “ló cái khôn” đó là phải tìm ra cách tiếp cận phù hợp với các CBO và nhóm khách hàng đích trong bối cảnh phong tỏa hay giãn cách xã hội. Để chương trình thành công ngoài việc lập kế hoạch, thiết kế chương trình một cẩn thận thì luôn đòi hỏi các thành viên của Ban tổ chức phải có các ý tưởng sáng tạo và một tinh thần làm việc năng động cùng với sự phối hợp và một sự kết nối thường xuyên với những chuyên gia, ca sỹ hay “người nổi tiếng” để có thể duy trì được chương trình một cách lâu dài với chi phí vừa phải có thể chấp nhận được. Ngoài ra việc chuẩn bị chu đáo về đường truyền, cơ sơ vật chất cùng đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật cũng sẽ là cần thiết để tạo sự thành công cho mỗi chương trình.

Dù dịch COVID-19 đã bước đầu được khống chế và Chính phủ đã có chủ trương thích ứng với dịch COVID-19 trong bối cảnh “bình thường mới”. Các hoạt động, sự kiện truyền thống nhự tiếp cận, tập huấn, hội họp, hội thảo, sự kiện v.v… lại tiếp tục được mở ra, tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ thông tin và kỹ năng sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong cuộc sống của mỗi người dân nói chung và các khách hàng của chương trình phòng, chống HIV/AIDS nói riêng thì việc tổ chức các sự kiện tương tự như “Friday Talk” vẫn sẽ là xu hướng giúp khách hàng tiếp cận với thông tin, dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS một cách thuận lợi, dễ dàng với chi phí hợp lý.

Năm 2021 là năm đầy biến động với nền kinh tế xã hội tại Việt Nam nói chung và chương trình phòng, chống HIV/AIDS nói riêng. Khi làn sóng dịch thứ 4 bùng phát tại Việt Nam nhất là chủng vi rút Delta lây lan nhanh tại các tỉnh, thành phố phía Nam, trong khi tỷ lệ người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 ở mức rất thấp, hầu hết các tỉnh, thành phố phía nam đã áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về áp dụng cách ly toàn xã hội với nguyên tắc: Gia đình cách ly với gia đình; thôn bản cách ly thôn bản; xã, phường cách ly với xã phường …tỉnh, thành phố cách ly với tỉnh thành phố. Nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS kể cả đội ngũ cán bộ y tế làm về phòng, chống HIV/AIDS cũng được huy động để tập trung cho phòng, chống dịch COVID-19. Hệ quả là hầu hết các hoạt động tiếp cận và cung cấp dịch vụ trực tiếp cho công tác phòng, chống HIV/AIDS nhất là của các CBO đã bị gián đoạn. Chưa kể nhiều doanh nghiệp bị đóng cửa nên người lao động nhiễm nhân HIV đã không được mua thẻ bảo hiểm y tế và gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống; khách hàng mới của chương trình phòng, chống HIV/AIDS không thể nhận được các dịch vụ dự phòng và điều trị; Bệnh nhân đang điều trị ARV; Methadone hay PrEP có nguy cơ không được điều trị liên tục.

Dự án Tăng cường Kết nối cộng đồng phòng, chống HIV (C-Link) phía Nam do Trung tâm LIFE thực hiện dưới dự tài trợ của USAID cũng không phải là trường hợp ngoại lệ khi các tiếp cận viên không thể đi lại như trước đây để cung cấp dịch vụ và hỗ trợ khách hàng. Câu hỏi mà mỗi cán bộ của Trung tâm LIFE và các CBO luôn đặt ra mỗi ngày là làm thế nào để tiếp tục chăm sóc, hỗ trợ khách hàng trong bối cảnh giãn cách xã hội do dịch COVID-19? Tuy nhiên, trong khó khăn, nhiều sáng kiến, giải pháp đã được cả Ban quản lý dự án và các nhóm CBO sử dụng đề xuất với mục tiêu cao nhất tất cả vì lợi ích của khách hàng.

Ở cấp độ Trung tâm LIFE và Ban quản lý Dự án C-link:

– Trung tâm LIFE đã tổ chức các buổi họp trực tuyến với các CBO để nhận diện những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải cũng như tìm các giải pháp để chăm sóc hỗ trợ khách hàng.

Hình 1. Các chương trình tập huấn kỹ năng truyền thông truyền thông online

– Các nhóm CBO ã được Dự án C-Link nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng, tư vấn và giao tiếp bằng cách sử dụng tất cả các nền tảng kỹ thuật số. Nhân viên của LIFE đã tích cực hỗ trợ các CBO chuyển đổi từ tiếp cận trực tiếp sang tiếp cận và giao tiếp trực tuyến. Đồng thời, nhóm truyền thông LIFE cũng tăng cường truyền thông về ARV, tuân thủ PrEP thông qua D.Health và LIFE’s Fan page. Ngoài ra, Trung tâm LIFE cũng đã tổ chức các cuộc họp kiểm tra hai tuần một lần với các CBO để nhận thông tin cập nhật và hỗ trợ kịp thời.

– Trung tâm cũng đã phối hợp với phòng khám cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS đang liên kết, hợp tác với các CBO để kịp thời hỗ trợ khách hàng đang gặp khó khăn như tiếp tục nhận dịch vụ can thiệp giảm hại, điều trị PrEP; Điều trị ARV hay tư vấn xét nghiệm. Cũng nhờ vậy mà các khó khăn của khách hàng bao gồm cả những vấn đề liên quan đến giấy tờ cá nhân, thẻ BHYT v.v.. của khách hàng cũng được tháo gỡ để khách hàng được điều trị ARV sớm hoặc kết nối điều trị PrEP hay Methadone.

– Trung tâm LIFE cũng đã vận động các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) các tỉnh, thành phố để hỗ trợ giấy tờ đi lại cho các tiếp cận viên của CBO để họ được tạo điều kiện thông qua các chốt kiểm dịch. Từ đó các tiếp cận viện có thể hỗ trợ khách hàng trong những trường hợp cần thiết chẳng hạn đưa thuốc ARV cho khách hàng để tiếp tục điều trị ARV. Vận động CDC để các nhân viên tiếp cận cộng đồng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 sớm để họ được an toàn hơn trong quá trình tiếp cận và đi lại.

– Nâng cao nhận thức cho các tiếp cận viên của CBO và khách hàng cũng như chăm sóc sức khỏe tâm thần trở nên cần thiết do bị giãn cách xã hội. Chuỗi các chương trình giao tiếp trực tuyến với tên gọi “Câu chuyện tối thứ 6 – Friday Talks” và “Người ơi, Hãy thở đi – My Dear, Just Breathe” được thực hiện bởi LIFE và các nhóm CBO đã không chỉ hỗ trợ tinh thần cho các thành viên CBO, duy trì liên hệ với khách hàng mà còn chia sẻ với các cộng đồng các thông tin, kiến thức và kỹ năng quản lý căng thẳng và trầm cảm trong ứng phó với tác động của COVID-19.

– Để đảm bảo các khách hàng sử dụng PrEP và ARV được hỗ trợ kịp thời, Trung tâm LIFE đã tăng cường hợp tác IP chéo thông qua trao đổi nhóm Zalo: Trong giai đoạn dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố bị cách ly, phong tỏa, hai nhóm Zalo đã được thành lập giữa Dự án C-Link phía Nam và các dự án EpiC và Healthy Markets. Nhờ đó, các IP có thể thông báo cho nhau về các vấn đề, các khó khăn, thách thức như việc thu thập số liệu, phân phối ARV và thảo luận các giải pháp được kịp thời.

Ở cấp độ các Tổ chức cộng đồng

– Tất cả các CBO đều thực hiện các hoạt động truyền thông online đa phương tiện, tận dụng mọi hình thức khác nhau như livestream, talkshow, tiktok, youtube, viral video clip…Ngoài việc thực hiện truyền thông đại chúng qua mạng xã hội, các CBO còn lên lịch hẹn trực tiếp để trao đổi, tư vấn và chia sẻ thông tin qua các kênh xã hội (Zalo, Mesenger, app Blued, Ginder… v.v…)

– Việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng cũng được thực hiện linh hoạt. Chẳng hạn thay vì xét nghiệm HIV tại cộng đồng, các CBO đã hỗ trợ cung cấp dịch vụ tự xét nghiệm HIV. Hỗ trợ  chuyển test xét nghiêm HIV đến tận tay khách hàng qua bưu điện, qua dịch vụ vận chuyển grab, uber,… và qua xe ôm. Trong thời kỳ giãn cách xã hội, tiếp cận viên của các CBO đã lên kế hoạch chặt chẽ để đảm bảo đủ nguồn cung cấp bộ dụng cụ tự xét nghiệm cho khách hàng.  Các CBO đã tăng cường vận chuyển bộ dụng cụ tự xét nghiệm cho khách hàng và hướng dẫn họ thực hiện xét nghiệm thông qua các cuộc gọi điện video. Với nỗ lực đó, chỉ trong năm tài chính 2021 mà chủ yếu trong giai đoạn giãn cách xã hội, Dự án C-Link phía nam đã phân phối 7.452 bộ xét nghiệm HIV đạt 111,9%% kế hoạch cho thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Việc xét nghiệm cho bạn tình, bạn chính theo hình thức online vẫn được duy trì. Năm tài chính 2021, Dự án cũng đã cung cấp dịch vụ tự xét nghiệm cho 5.952 bạn tình, bạn chích, phát hiện được  897 người dương tính với HIV (tỷ lệ dương tính là 15,1%). Kênh xét nghiệm này đóng góp tới 40,5% vào tổng số trường hợp nhiễm HIV được phát hiện trong năm tài chính 2021.

Hình 2. Một số chương trình truyền thông Online được các CBO thực hiện

– Việc tư vấn hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV và duy trì điều trị PrEP ít nhất 3 tháng cũng như tư vấn, kết nối các nguồn lực sinh kế, việc làm cho khách hàng cũng đã được các CBO thực hiện online. Ngoài ra còn kết nối giữa các CBO ở các địa bàn khác nhau để giới thiệu, chuyển gửi khách hàng kết nối vào điều trị PrEP, ARV.  Các CBO cũng trực tiếp tham gia giải quyết các khó khăn liên quan tới tiếp cận, duy trì điều trị trong thời giãn cách xã hội do COVID-19 như: Hỗ trợ nhận và chuyển thuốc ARV và PrEP cho khách hàng; cung cấp thông tin hướng dẫn mới về hoạt động điều trị, cấp thuốc của Bộ Y tế cũng như cập nhật các quy định về giãn cách xã hội của địa phương….

–  Thực hiện các gói hỗ trợ trong dịch COVID-19 bao gồm: Thực phẩm, phí sinh hoạt, vitamin, vật dụng bảo hộ và các mặt hàng thiết yếu để giải quyết nhu cầu cá nhân…để giảm thiểu tác động của COVID-19, hỗ trợ các nhóm đích và người có HIV có hoàn cảnh khó khăn: Cũng trong năm tài chính 2021 đã có 5.484 khách hàng có hoàn cảnh khó khăn nghiêm trọng tại TP.HCM và Đồng Nai được hỗ trợ. Ngoài ra, trong tháng 8 và tháng 9, với sự chấp thuận của SGAC, Dự án C-Link phía nam đã thành lập một Nhóm ứng phó bao gồm nhân viên cơ sở y tế tuyến huyện, nhân viên CBO và đại diện của người có HIV để cung cấp thực phẩm cho 2.000 người có HIV tại thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Dự án C-Link phía nam đã sử dụng quỹ dự án chưa sử dụng là “Quỹ cứu trợ COVID” để giải quyết nhu cầu cá nhân của 3.484 người có HIV và các cá nhân trong các nhóm đối tượng chính (KP) có hoàn cảnh rất khó khăn ở TP.HCM và Đồng Nai. Các khoản hỗ trợ được cung cấp bao gồm thực phẩm, bộ dụng cụ sơ cứu, thuốc thiết yếu, trả tiền thuê phòng, tiền điện và chi phí sinh hoạt.

– Việc quản lý chất lượng cũng đã được Dự án và CBO chú trọng dù trong dịch COVID-19: Các CBO xây dựng các hoạt động đánh giá chất lượng dịch vụ cho chính CBO cung cấp hàng ngày trên các fanpage, website, google form để tự cải thiện chất lượng. CBO xây dựng khảo sát đánh giá nhu cầu của khách hàng để lên kế hoạch truyền thông và hỗ trợ khách hàng một cách hiệu quả.

Qua ứng phó với dịch COVID-19 trong năm 2021, có thể thấy dù đại dịch COVID đã ảnh hưởng tiêu cực đến chương trình phòng, chống HIV/AIDS, tuy nhiên với các sáng kiến và sự hỗ lực của toàn bộ nhân viên Trung tâm LIFE cũng như sự hợp tác của các CBO, các hoạt động của chương trình phòng, chống HIV/AIDS vẫn được thực hiện theo một cách linh hoạt. Việc chăm sóc, hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn giãn cách xã hội tuy có bị ảnh hưởng nhưng vẫn được hỗ trợ ở mức cao nhất có thể. Cũng qua ứng phó với dịch COVID-19 trong thời gian qua, chúng tôi cho rằng dù dịch COVID-19 có thể có diễn biến khác và các biện pháp giãn cách xã hội đã được điều chỉnh theo chiến lược “thích ứng an toàn” nhưng việc ứng dụng các cách tiếp cận, cung cấp dịch vụ, cũng như chăm sóc hỗ trợ khách hàng online cũng sẽ là sáng kiến tốt cần được duy trì, phát huy và có thể tiếp tục với các biện pháp truyền thống là tiếp cận và cung cấp dịch vụ trực tiếp. Tuy nhiên để thực hiện được điều này, các dự án cần chủ động nâng cao năng lực cho các CBO, tiếp cận viên về kỹ năng sử dụng các ứng dụng online, kỹ năng xây dựng, tiếp cận và quảng bá dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS trên các nền tảng trực tuyến một cách linh hoạt. Cùng với đó việc vận động thay đổi thói quen làm việc, xác nhận, đánh giá hiệu quả và đầu tư các chi phí như phần mềm online (ví dụ Zoom) và cải thiện tốc độ đường truyền cũng là những việc cần được cân nhắc không chỉ trong bối cảnh dịch COVID-19 mà cả trong tương lai.


Fatal error: Uncaught TypeError: count(): Argument #1 ($value) must be of type Countable|array, false given in /var/www/vhosts/life-vietnam.org/httpdocs/wp-includes/formatting.php:3495 Stack trace: #0 /var/www/vhosts/life-vietnam.org/httpdocs/wp-includes/class-wp-hook.php(324): convert_smilies() #1 /var/www/vhosts/life-vietnam.org/httpdocs/wp-includes/plugin.php(205): WP_Hook->apply_filters() #2 /var/www/vhosts/life-vietnam.org/httpdocs/wp-includes/post-template.php(256): apply_filters() #3 /var/www/vhosts/life-vietnam.org/httpdocs/wp-content/themes/creptaam/template-parts/content.php(96): the_content() #4 /var/www/vhosts/life-vietnam.org/httpdocs/wp-includes/template.php(812): require('...') #5 /var/www/vhosts/life-vietnam.org/httpdocs/wp-includes/template.php(745): load_template() #6 /var/www/vhosts/life-vietnam.org/httpdocs/wp-includes/general-template.php(206): locate_template() #7 /var/www/vhosts/life-vietnam.org/httpdocs/wp-content/themes/creptaam/archive.php(50): get_template_part() #8 /var/www/vhosts/life-vietnam.org/httpdocs/wp-includes/template-loader.php(106): include('...') #9 /var/www/vhosts/life-vietnam.org/httpdocs/wp-blog-header.php(19): require_once('...') #10 /var/www/vhosts/life-vietnam.org/httpdocs/index.php(17): require('...') #11 {main} thrown in /var/www/vhosts/life-vietnam.org/httpdocs/wp-includes/formatting.php on line 3495