Năm 2021 là năm đầy biến động với nền kinh tế xã hội tại Việt Nam nói chung và chương trình phòng, chống HIV/AIDS nói riêng. Khi làn sóng dịch thứ 4 bùng phát tại Việt Nam nhất là chủng vi rút Delta lây lan nhanh tại các tỉnh, thành phố phía Nam, trong khi tỷ lệ người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 ở mức rất thấp, hầu hết các tỉnh, thành phố phía nam đã áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về áp dụng cách ly toàn xã hội với nguyên tắc: Gia đình cách ly với gia đình; thôn bản cách ly thôn bản; xã, phường cách ly với xã phường …tỉnh, thành phố cách ly với tỉnh thành phố. Nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS kể cả đội ngũ cán bộ y tế làm về phòng, chống HIV/AIDS cũng được huy động để tập trung cho phòng, chống dịch COVID-19. Hệ quả là hầu hết các hoạt động tiếp cận và cung cấp dịch vụ trực tiếp cho công tác phòng, chống HIV/AIDS nhất là của các CBO đã bị gián đoạn. Chưa kể nhiều doanh nghiệp bị đóng cửa nên người lao động nhiễm nhân HIV đã không được mua thẻ bảo hiểm y tế và gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống; khách hàng mới của chương trình phòng, chống HIV/AIDS không thể nhận được các dịch vụ dự phòng và điều trị; Bệnh nhân đang điều trị ARV; Methadone hay PrEP có nguy cơ không được điều trị liên tục.

Dự án Tăng cường Kết nối cộng đồng phòng, chống HIV (C-Link) phía Nam do Trung tâm LIFE thực hiện dưới dự tài trợ của USAID cũng không phải là trường hợp ngoại lệ khi các tiếp cận viên không thể đi lại như trước đây để cung cấp dịch vụ và hỗ trợ khách hàng. Câu hỏi mà mỗi cán bộ của Trung tâm LIFE và các CBO luôn đặt ra mỗi ngày là làm thế nào để tiếp tục chăm sóc, hỗ trợ khách hàng trong bối cảnh giãn cách xã hội do dịch COVID-19? Tuy nhiên, trong khó khăn, nhiều sáng kiến, giải pháp đã được cả Ban quản lý dự án và các nhóm CBO sử dụng đề xuất với mục tiêu cao nhất tất cả vì lợi ích của khách hàng.

Ở cấp độ Trung tâm LIFE và Ban quản lý Dự án C-link:

– Trung tâm LIFE đã tổ chức các buổi họp trực tuyến với các CBO để nhận diện những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải cũng như tìm các giải pháp để chăm sóc hỗ trợ khách hàng.

Hình 1. Các chương trình tập huấn kỹ năng truyền thông truyền thông online

– Các nhóm CBO ã được Dự án C-Link nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng, tư vấn và giao tiếp bằng cách sử dụng tất cả các nền tảng kỹ thuật số. Nhân viên của LIFE đã tích cực hỗ trợ các CBO chuyển đổi từ tiếp cận trực tiếp sang tiếp cận và giao tiếp trực tuyến. Đồng thời, nhóm truyền thông LIFE cũng tăng cường truyền thông về ARV, tuân thủ PrEP thông qua D.Health và LIFE’s Fan page. Ngoài ra, Trung tâm LIFE cũng đã tổ chức các cuộc họp kiểm tra hai tuần một lần với các CBO để nhận thông tin cập nhật và hỗ trợ kịp thời.

– Trung tâm cũng đã phối hợp với phòng khám cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS đang liên kết, hợp tác với các CBO để kịp thời hỗ trợ khách hàng đang gặp khó khăn như tiếp tục nhận dịch vụ can thiệp giảm hại, điều trị PrEP; Điều trị ARV hay tư vấn xét nghiệm. Cũng nhờ vậy mà các khó khăn của khách hàng bao gồm cả những vấn đề liên quan đến giấy tờ cá nhân, thẻ BHYT v.v.. của khách hàng cũng được tháo gỡ để khách hàng được điều trị ARV sớm hoặc kết nối điều trị PrEP hay Methadone.

– Trung tâm LIFE cũng đã vận động các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) các tỉnh, thành phố để hỗ trợ giấy tờ đi lại cho các tiếp cận viên của CBO để họ được tạo điều kiện thông qua các chốt kiểm dịch. Từ đó các tiếp cận viện có thể hỗ trợ khách hàng trong những trường hợp cần thiết chẳng hạn đưa thuốc ARV cho khách hàng để tiếp tục điều trị ARV. Vận động CDC để các nhân viên tiếp cận cộng đồng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 sớm để họ được an toàn hơn trong quá trình tiếp cận và đi lại.

– Nâng cao nhận thức cho các tiếp cận viên của CBO và khách hàng cũng như chăm sóc sức khỏe tâm thần trở nên cần thiết do bị giãn cách xã hội. Chuỗi các chương trình giao tiếp trực tuyến với tên gọi “Câu chuyện tối thứ 6 – Friday Talks” và “Người ơi, Hãy thở đi – My Dear, Just Breathe” được thực hiện bởi LIFE và các nhóm CBO đã không chỉ hỗ trợ tinh thần cho các thành viên CBO, duy trì liên hệ với khách hàng mà còn chia sẻ với các cộng đồng các thông tin, kiến thức và kỹ năng quản lý căng thẳng và trầm cảm trong ứng phó với tác động của COVID-19.

– Để đảm bảo các khách hàng sử dụng PrEP và ARV được hỗ trợ kịp thời, Trung tâm LIFE đã tăng cường hợp tác IP chéo thông qua trao đổi nhóm Zalo: Trong giai đoạn dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố bị cách ly, phong tỏa, hai nhóm Zalo đã được thành lập giữa Dự án C-Link phía Nam và các dự án EpiC và Healthy Markets. Nhờ đó, các IP có thể thông báo cho nhau về các vấn đề, các khó khăn, thách thức như việc thu thập số liệu, phân phối ARV và thảo luận các giải pháp được kịp thời.

Ở cấp độ các Tổ chức cộng đồng

– Tất cả các CBO đều thực hiện các hoạt động truyền thông online đa phương tiện, tận dụng mọi hình thức khác nhau như livestream, talkshow, tiktok, youtube, viral video clip…Ngoài việc thực hiện truyền thông đại chúng qua mạng xã hội, các CBO còn lên lịch hẹn trực tiếp để trao đổi, tư vấn và chia sẻ thông tin qua các kênh xã hội (Zalo, Mesenger, app Blued, Ginder… v.v…)

– Việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng cũng được thực hiện linh hoạt. Chẳng hạn thay vì xét nghiệm HIV tại cộng đồng, các CBO đã hỗ trợ cung cấp dịch vụ tự xét nghiệm HIV. Hỗ trợ  chuyển test xét nghiêm HIV đến tận tay khách hàng qua bưu điện, qua dịch vụ vận chuyển grab, uber,… và qua xe ôm. Trong thời kỳ giãn cách xã hội, tiếp cận viên của các CBO đã lên kế hoạch chặt chẽ để đảm bảo đủ nguồn cung cấp bộ dụng cụ tự xét nghiệm cho khách hàng.  Các CBO đã tăng cường vận chuyển bộ dụng cụ tự xét nghiệm cho khách hàng và hướng dẫn họ thực hiện xét nghiệm thông qua các cuộc gọi điện video. Với nỗ lực đó, chỉ trong năm tài chính 2021 mà chủ yếu trong giai đoạn giãn cách xã hội, Dự án C-Link phía nam đã phân phối 7.452 bộ xét nghiệm HIV đạt 111,9%% kế hoạch cho thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Việc xét nghiệm cho bạn tình, bạn chính theo hình thức online vẫn được duy trì. Năm tài chính 2021, Dự án cũng đã cung cấp dịch vụ tự xét nghiệm cho 5.952 bạn tình, bạn chích, phát hiện được  897 người dương tính với HIV (tỷ lệ dương tính là 15,1%). Kênh xét nghiệm này đóng góp tới 40,5% vào tổng số trường hợp nhiễm HIV được phát hiện trong năm tài chính 2021.

Hình 2. Một số chương trình truyền thông Online được các CBO thực hiện

– Việc tư vấn hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV và duy trì điều trị PrEP ít nhất 3 tháng cũng như tư vấn, kết nối các nguồn lực sinh kế, việc làm cho khách hàng cũng đã được các CBO thực hiện online. Ngoài ra còn kết nối giữa các CBO ở các địa bàn khác nhau để giới thiệu, chuyển gửi khách hàng kết nối vào điều trị PrEP, ARV.  Các CBO cũng trực tiếp tham gia giải quyết các khó khăn liên quan tới tiếp cận, duy trì điều trị trong thời giãn cách xã hội do COVID-19 như: Hỗ trợ nhận và chuyển thuốc ARV và PrEP cho khách hàng; cung cấp thông tin hướng dẫn mới về hoạt động điều trị, cấp thuốc của Bộ Y tế cũng như cập nhật các quy định về giãn cách xã hội của địa phương….

–  Thực hiện các gói hỗ trợ trong dịch COVID-19 bao gồm: Thực phẩm, phí sinh hoạt, vitamin, vật dụng bảo hộ và các mặt hàng thiết yếu để giải quyết nhu cầu cá nhân…để giảm thiểu tác động của COVID-19, hỗ trợ các nhóm đích và người có HIV có hoàn cảnh khó khăn: Cũng trong năm tài chính 2021 đã có 5.484 khách hàng có hoàn cảnh khó khăn nghiêm trọng tại TP.HCM và Đồng Nai được hỗ trợ. Ngoài ra, trong tháng 8 và tháng 9, với sự chấp thuận của SGAC, Dự án C-Link phía nam đã thành lập một Nhóm ứng phó bao gồm nhân viên cơ sở y tế tuyến huyện, nhân viên CBO và đại diện của người có HIV để cung cấp thực phẩm cho 2.000 người có HIV tại thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Dự án C-Link phía nam đã sử dụng quỹ dự án chưa sử dụng là “Quỹ cứu trợ COVID” để giải quyết nhu cầu cá nhân của 3.484 người có HIV và các cá nhân trong các nhóm đối tượng chính (KP) có hoàn cảnh rất khó khăn ở TP.HCM và Đồng Nai. Các khoản hỗ trợ được cung cấp bao gồm thực phẩm, bộ dụng cụ sơ cứu, thuốc thiết yếu, trả tiền thuê phòng, tiền điện và chi phí sinh hoạt.

– Việc quản lý chất lượng cũng đã được Dự án và CBO chú trọng dù trong dịch COVID-19: Các CBO xây dựng các hoạt động đánh giá chất lượng dịch vụ cho chính CBO cung cấp hàng ngày trên các fanpage, website, google form để tự cải thiện chất lượng. CBO xây dựng khảo sát đánh giá nhu cầu của khách hàng để lên kế hoạch truyền thông và hỗ trợ khách hàng một cách hiệu quả.

Qua ứng phó với dịch COVID-19 trong năm 2021, có thể thấy dù đại dịch COVID đã ảnh hưởng tiêu cực đến chương trình phòng, chống HIV/AIDS, tuy nhiên với các sáng kiến và sự hỗ lực của toàn bộ nhân viên Trung tâm LIFE cũng như sự hợp tác của các CBO, các hoạt động của chương trình phòng, chống HIV/AIDS vẫn được thực hiện theo một cách linh hoạt. Việc chăm sóc, hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn giãn cách xã hội tuy có bị ảnh hưởng nhưng vẫn được hỗ trợ ở mức cao nhất có thể. Cũng qua ứng phó với dịch COVID-19 trong thời gian qua, chúng tôi cho rằng dù dịch COVID-19 có thể có diễn biến khác và các biện pháp giãn cách xã hội đã được điều chỉnh theo chiến lược “thích ứng an toàn” nhưng việc ứng dụng các cách tiếp cận, cung cấp dịch vụ, cũng như chăm sóc hỗ trợ khách hàng online cũng sẽ là sáng kiến tốt cần được duy trì, phát huy và có thể tiếp tục với các biện pháp truyền thống là tiếp cận và cung cấp dịch vụ trực tiếp. Tuy nhiên để thực hiện được điều này, các dự án cần chủ động nâng cao năng lực cho các CBO, tiếp cận viên về kỹ năng sử dụng các ứng dụng online, kỹ năng xây dựng, tiếp cận và quảng bá dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS trên các nền tảng trực tuyến một cách linh hoạt. Cùng với đó việc vận động thay đổi thói quen làm việc, xác nhận, đánh giá hiệu quả và đầu tư các chi phí như phần mềm online (ví dụ Zoom) và cải thiện tốc độ đường truyền cũng là những việc cần được cân nhắc không chỉ trong bối cảnh dịch COVID-19 mà cả trong tương lai.


Fatal error: Uncaught TypeError: count(): Argument #1 ($value) must be of type Countable|array, false given in /var/www/vhosts/life-vietnam.org/httpdocs/wp-includes/formatting.php:3480 Stack trace: #0 /var/www/vhosts/life-vietnam.org/httpdocs/wp-includes/class-wp-hook.php(324): convert_smilies() #1 /var/www/vhosts/life-vietnam.org/httpdocs/wp-includes/plugin.php(205): WP_Hook->apply_filters() #2 /var/www/vhosts/life-vietnam.org/httpdocs/wp-includes/post-template.php(256): apply_filters() #3 /var/www/vhosts/life-vietnam.org/httpdocs/wp-content/themes/creptaam/template-parts/content.php(96): the_content() #4 /var/www/vhosts/life-vietnam.org/httpdocs/wp-includes/template.php(812): require('...') #5 /var/www/vhosts/life-vietnam.org/httpdocs/wp-includes/template.php(745): load_template() #6 /var/www/vhosts/life-vietnam.org/httpdocs/wp-includes/general-template.php(206): locate_template() #7 /var/www/vhosts/life-vietnam.org/httpdocs/wp-content/themes/creptaam/archive.php(50): get_template_part() #8 /var/www/vhosts/life-vietnam.org/httpdocs/wp-includes/template-loader.php(106): include('...') #9 /var/www/vhosts/life-vietnam.org/httpdocs/wp-blog-header.php(19): require_once('...') #10 /var/www/vhosts/life-vietnam.org/httpdocs/index.php(17): require('...') #11 {main} thrown in /var/www/vhosts/life-vietnam.org/httpdocs/wp-includes/formatting.php on line 3480