Ở Việt Nam. tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) thời gian qua tăng nhanh ở mức đáng báo động. Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế về kết quả giám sát trọng điểm hàng năm cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM tăng từ 2,3% năm 2012 lên 12,2% vào năm 2017.

Tại Đồng Nai, tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM cũng liên tục tăng qua các năm và nam thanh niên quan hệ tình dục đồng giới (MSM) có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn so với nhóm MSM lớn tuổi. Báo cáo các trường hợp nhiễm mới được phát hiện trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới giai đoạn từ 01/10/2017 – 30/09/2018 cho thấy số ca nhiễm HIV trong độ tuổi 10-24 tăng 37,6%, so với 26,0% ở nhóm MSM nói chung. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân nhóm MSM trẻ có tỷ lệ nhiễm HIV cao là do kiến thức và hành vi tình dục an toàn còn rất hạn chế. Đặc biệt với nhóm MSM trẻ nông thôn do lo sợ kỳ thị, phân biệt đối xử và tình trạng này có thể xảy ra ngay cả trong gia đình với những người thân; sự hạn chế tiếp cận các dịch vụ dự phòng bao gồm cả thông tin truyền thông do không sẵn có dịch vụ hoặc do thu nhập thấp v.v… được coi là rào cản đối với việc giáo dục nâng cao sức khỏe tình dục và phòng chống bệnh tật nói chung và dự phòng lây nhiễm HIV nói riêng.

Theo các khảo sát cho thấy, việc tiếp cận với các thông tin về phòng, chống HIV/AIDS qua công nghệ thông tin như mạng xã hội là kênh chủ yếu với nhóm MSM ở thành phố nhưng lại là hạn chế với thanh niên nông thôn có thu nhập thấp. Tuy vậy cũng qua khảo sát, thanh niên MSM nông thôn lại có nhu cầu và sở thích khám phá các vấn đề về mối quan hệ tình dục, danh tính, tình yêu, và các vấn đề cuộc sống khác của lứa tuổi thanh niên thông qua các nhân viên tiếp cận đồng đồng mà họ tin tưởng cũng như tham gia vào các nhóm hay câu lạc bộ đồng đẳng.

Buổi truyền thông về dự phòng HIV/AIDS và sức khỏe tình dục

Nắm bắt được những đặc điểm đó, ngay từ năm 2014, Trung tâm LIFE cùng 4 CBO tại Đồng Nai bao gồm Xuân Hợp, Gnet Biên Hòa, Thanh Niên Long Khánh và Niềm Tin Xanh đã chủ động tìm kiếm những MSM trẻ khó tiếp cận thông qua kết nối với các Câu lạc bộ Kỹ năng sống. Câu lạc bộ Kỹ năng sống đầu tiên được thành lập năm 2014 tại Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cung cấp cho nhóm MSM trẻ những kiến thức, kinh nghiệm và khả năng thiết yếu để thích nghi và ứng xử tích cực. Thông qua hoạt động của Câu lạc bộ Kỹ năng sống, các CBO đã có thể tiếp cận và chia sẻ các kiến thức và kỹ năng phòng chống HIV/ AIDS và các nội dung sức khỏe tình dục khác trong lịch trình hoạt động của Câu lạc bộ. Các chủ đề thường xuyên được trao đổi và chia sẻ của Câu lạc bộ không chỉ là dự phòng lây nhiễm HIV, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà còn giúp các em hiểu hơn về những kỳ vọng của gia đình, tôn giáo và xã hội; những biểu hiện và ý nghĩa của tình yêu và sự thân thiết, chống phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT. Các câu lạc bộ cũng định kỳ tổ chức các sự kiện để đáp ứng nhu cầu và sở thích giao lưu trong nhóm MSM. Trong quá trình sinh hoạt cùng với các thành viên câu lạc bộ, các nhân viên tiếp cận cộng đồng của CBO đã hỗ trợ những MSM có nguy cơ làm xét nghiệm sàng lọc HIV tại phòng riêng tại chỗ hoặc chuyển gửi dịch vụ khác khi các khách hàng có nhu cầu.

Một buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ Kỹ năng sống tại Đồng Nai

Với sáng kiến tiếp cận phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của nhóm MSM trẻ nông thôn nên chỉ trong năm tài chính 2018 (từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 9 năm 2019) tại Đồng Nai, Trung tâm LIFE và các CBO đã tiếp cận gần 500 người thông qua 5 sự kiện truyền thông lớn và hơn 1.000 người thông qua 40 buổi truyền thông nhỏ.  Ngoài ra, các CBO cũng mời các chuyên gia từ ngành y tế, các cơ sở giáo dục và chính quyền địa phương tham dự các sự kiện này để một mặt giúp nâng cao nhận thức của họ về thực trạng nhiễm HIV trong các nhóm dân số nguy cơ cao và hỗ trợ, đồng thời cũng vận động để các tổ chức, cá nhân này tạo điều kiện thuận lợi và ủng hộ cho hoạt động của các CBO tại địa phương trong ứng phó với HIV/AIDS. Cũng thông qua tiếp cận trực tiếp, các kỹ năng tiếp cận, tìm kiếm và trao đổi thông tin qua mạng xã hội của nhóm MSM trẻ cũng được nâng cao. Nhiều thông tin liên quan đến kiến thức, kỹ năng phòng, chống HIV/AIDS; chăm sóc sức khỏe, tình yêu v.v… cũng đã được các thành viên chia sẻ kịp thời và hào hứng trên trang Fan của CBO và Facebook của các thành viên của họ, thông tin về những sự kiện đó đã đạt hơn 10.000 lượt xem trực tuyến. Từ đó, một mạng lưới vững mạnh đã được hình thành để hỗ trợ MSM trẻ, từ cuộc sống thực đến nền tảng Internet.

Từ nâng cao nhận thức và kiến thức, hành vi về phòng, chống HIV/AIDS trong nhóm MSM trẻ cũng đã tăng nhanh. Kết quả là, xét nghiệm HIV tại tỉnh Đồng Nai, trong năm tài chính 2019 của nhóm Dự án LIFE do USAID tài trợ (từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 9 năm 2019) đã tư vấn cho 2.441 MSM trẻ và cung cấp 2.158 lượt xét nghiệm HIV trong đó có tới 106 (4,9%) người được khẳng định dương tính với HIV, tất cả các trường hợp HIV dương tính đã được chuyển tiếp vào điều trị ARV. Kết quả này đóng góp tới 37,6% số trường hợp MSM mới  nhiễm HIV (282 người) và đóng góp tới 11,5% tổng số trường hợp mới nhiễm HIV được tìm thấy trong giai đoạn này ở tỉnh Đồng Nai.

Khi được hỏi, một MSM trẻ nông thôn đang còn là học sinh trung học phổ thông đã cho biết “Tôi thực sự rất thích chương trình này. ban đầu tôi thực sự không muốn tham gia sự kiện vì ngại ngùng, nhưng các bạn đã dạy tôi rất nhiều điều để bảo vệ bản thân khỏi HIV và các hành vi tình dục nguy cơ. Tôi thực sự luôn nhớ tới các nội dung sinh hoạt về tình dục an toàn mà của bạn đã trao đổi khi ai đó yêu cầu tôi quan hệ tình dục không dùng bao cao su”.

 “Bây giờ tôi đang học lớp mười một. Tôi đến câu lạc bộ và nó khiến tôi nhận ra bao nhiêu căn bệnh tình dục nguy hiểm ngoài kia. Tôi muốn hạnh phúc và thành công trong cuộc sống, bây giờ tôi đã biết làm gì để được an toàn và sẽ tập trung vào việc học và tránh xa những người xấu” – Một học sinh trung học phổ thông khác tham gia câu lạc bộ cũng cho biết.

Không chỉ là thanh niên MSM, một số phụ huynh khi tìm hiểu và biết rằng con cái của họ tham gia sinh hoạt trong các Câu lạc bộ Kỹ năng sống một cách lành mạnh cũng phấn khởi cho biết:

“Chúng tôi rất vui với sự động viên và hướng dẫn của con trai tôi. Anh ấy bây giờ tự tin và hướng ngoại hơn. Điểm của anh ấy cũng đang được cải thiện ở trường. Cảm ơn vì tất cả!”.

Với kinh nghiệm triển khai mô hình Câu lạc bộ Kỹ năng sống tại tỉnh Đồng Nai nó giúp chúng ta một bài học mà rất nhiều người quản lý và triển khai chương trình có thể vẫn quên đó là: Phân tích khách hàng là yếu tố hết sức quan trọng vì với các nhóm khách hàng khác nhau sẽ có đặc điểm khác nhau, có sở thích và khả năng tiếp cận thông tin và dịch vụ khác nhau. Do vậy không thể áp dụng một mô hình duy nhất cho các nhóm khách hàng mà cần có sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt. Khi chúng ta luôn lấy khách hàng làm trung tâm trong cung cấp dịch vụ thì các khó khăn đều có các giải pháp để khắc phục và thực hiện một cách hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *