Dự án do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ từ nguồn Quỹ Cứu trợ Khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR)
Mục tiêu chung: Mở rộng và đẩy mạnh một cách bền vững và có chất lượng khả năng tiếp cận và khả năng sẵn có của các sản phẩm và các dịch vụ can thiệp liên quan đến HIV/AIDS tại cộng đồng.
Mục tiêu cụ thể: (1) Thúc đẩy cộng đồng nhóm đích tăng sử dụng các dịch vụ can thiệp liên quan đến HIV/AIDS; (2) Tăng khả năng bền vững tổ chức và tài chính cho các tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) và (3) Tạo môi trường thuận lợi để các sản phẩm và các dịch vụ can thiệp liên quan đến HIV/AIDS được cung cấp ở cộng đồng một cách hiệu quả và bền vững
Quỹ Toàn Cầu bắt đầu hỗ trợ xây dựng vai trò, trách nhiệm của các tổ chức dân sự, xã hội trong ứng phó với dịch HIV/AIDS tại Việt Nam kể từ năm 2010, bao gồm các đối tác tham gia chính: VUSTA – Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý hợp phần dự án và 3 tổ chức dân sự xã hội trực thuộc điều phối hoạt động của 99 tổ chức dựa vào cộng đồng.
Trong đó, Trung Tâm LIFE là đơn vị điều phối 30 tổ chức cộng đồng tại khu vực phía Nam và Nam Trung Bộ, bao gồm 5 tỉnh, thành: Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và Khánh Hòa. Trước giai đoạn tài trợ của dự án, vai trò của các tổ chức dân sự xã hội và tổ chức cộng đồng chưa được thể hiện rõ rệt; thì trong giai đoạn 2010 -2017, các đóng góp của các tổ chức dân sự xã hội – tổ chức cộng đồng ngày càng được thể hiện rõ rệt, và là một trong những điểm nhấn nổi bật của chương trình AIDS dưới sự tài trợ chính của Quỹ Toàn Cầu.
Dự án được tổ chức PATH tài trợ thông qua USAID từ nguồn quỹ PEPFAR.
Các hoạt động chính và kết quả đạt được: Thực hiện thành công và hiệu quả các mô hình thí điểm về xét nghiệm HIV tại cộng đồng, tự xét nghiệm, PrEP & PEP, tư vấn xét nghiệm bạn tình/bạn chích và nhiễm HIV cấp.
Các hoạt động chính và kết quả đạt được: Thực hiện thành công và hiệu quả các mô hình thí điểm về xét nghiệm HIV tại cộng đồng, tự xét nghiệm, PrEP, tư vấn xét nghiệm bạn tình/bạn chích và nhiễm HIV cấp.
Trung Tâm LIFE đã dẫn dắt các tổ chức cộng đồng tại thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai thực hiện dự án: “Tăng cường sự tham gia của các Tổ chức cộng đồng khu vực phía Nam”. Dự án nhận nguồn viện trợ trực tiếp từ chính phủ Mỹ, thông qua Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kì (USAID) và Quỹ Cứu Trợ Khẩn Cấp Hội Đồng Nhân Dân Mỹ (PEPFAR). Đây là một trong những nỗ lực của chính phủ Mỹ hỗ trợ cho Việt Nam nhằm tăng cường nguồn lực để đạt được mục tiêu chiến lược 90-90-90 của quốc gia và chiến lược chấm dứt đại dịch AIDS đến năm 2030 của Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, trong bối cảnh chuyển giao nguồn lực tài chính của các chương trình AIDS tại Việt Nam: từ viện trợ nước ngoài sang tự chi trả của quốc gia, dự án cũng song song thực hiện chiến lược nâng cao năng lực phát triển tổ chức và vận động chính sách cho các tổ chức cộng đồng tham gia vào dự án.
Dự án được tài trợ bởi Quỹ Toàn Cầu và thực hiện phối hợp cùng VUSTA, tập trung vào việc nâng cao năng lực cho 31 tổ chức cộng đồng tại năm tỉnh then chốt: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và Khánh Hòa. Mục tiêu chính là cung cấp các dịch vụ phòng ngừa, chăm sóc và hỗ trợ HIV toàn diện, nhắm đến các nhóm đối tượng như người sử dụng ma túy, phụ nữ làm việc trong lĩnh vực tình dục và nam giới quan hệ tình dục đồng giới. Những thành tựu đáng chú ý của dự án bao gồm việc thực hiện xét nghiệm HIV rộng rãi trong cộng đồng, phát hiện nhiều trường hợp nhiễm HIV và đảm bảo họ được tích hợp hoàn toàn vào các chương trình điều trị hiệu quả. Hơn nữa, dự án đã đóng góp đáng kể bằng cách phân phối các vật tư phòng ngừa thiết yếu như bao cao su, chất bôi trơn và kim tiêm cho các nhóm nguy cơ cao, từ đó tăng cường các biện pháp y tế và phòng ngừa HIV/AIDS.
Dự án do Quỹ Canada dành cho các sáng kiến địa phương tài trợ. Các hoạt động chính và kết quả đạt được: Thành lập “Nhóm tư vấn người chuyển giới” để cung cấp lời khuyên và phản hồi từ cộng đồng người chuyển giới về các chủ đề thảo luận, truyền thông đã lên kế hoạch cho dự án. Thực hiện các chương trình livestream để giải quyết các vấn đề của người chuyển giới một cách toàn diện. Thực hiện chuỗi hoạt động “Thiên thần Thế kỷ” tìm ra những người chuyển giới tài năng giúp truyền tải thông điệp tích cực cho cộng đồng của mình và cho xã hội.
Dự án do Quỹ Canada dành cho các sáng kiến địa phương tài trợ. Các hoạt động chính và kết quả đạt được: Xây dựng chiến dịch truyền thông quảng bá hình ảnh, lòng tự trọng và quyền của người chuyển giới nữ thông qua việc thu thập ít nhất 300 chữ ký/ảnh của người chuyển giới nữ tại TP.HCM và đăng tải rộng rãi trên mạng xã hội. Hơn 300 bức ảnh của TGW cùng với thông điệp về lòng tự trọng và quyền của người chuyển giới nữ. 10 khóa tập huấn về quyền sinh sản và tình dục, bản dạng giới, bất bình đẳng giới, khái niệm về người chuyển giới và tiến trình phát triển để loại bỏ bệnh lý của người chuyển giới cho 125 TGW và 130 nhân viên y tế. Bộ Quy tắc ứng xử dành cho TGW cũng đã được tổng hợp, hoàn thiện và cung cấp cho các bệnh viện xem xét đưa vào áp dụng.
Đội phản ứng nhanh được thành lập, tập huấn cách sử dụng thành thạo phần mềm. Thực hiện hàng loạt các hoạt động truyền thông giới thiệu phần mềm. Qua gần 1 năm triển khai 834 người đã tải phần mềm, 151 người đã sử dụng phần mềm để phản hồi dịch vụ cũng như phát tín hiệu cần hỗ trợ và 97 người được giải quyết kịp thời thông qua liên kết với các dịch vụ y tế trên địa bàn TP HCM.
Dự án được tài trợ bởi USAID từ nguồn quỹ PEPFAR. Các hoạt động chính và kết quả đạt được: Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực cho các tổ chức dựa vào cộng đồng do các đồng đẳng viên đứng đầu để họ cung cấp các dịch vụ tư vấn, xét nghiệm và chăm sóc cho 8,000 người tiêm chích ma túy, nữ lao động tình dục và nam quan hệ tình dục đồng tính và 2,000 người có HIV.
Dự án được tài trợ bởi USAID từ nguồn quỹ PEPFAR. Các hoạt động chính và kết quả đạt được: Xây dựng năng lực và trao quyền cho các tổ chức xã hội dân sự nhằm mang lại những tác động bền vững và có ý nghĩa trong công tác phòng chống HIV/AIDS, phát triển tổ chức xã hội dân sự, kỹ năng lãnh đạo, giám sát, đánh giá và vận động chính sách.
Dự án được tài trợ bởi Quỹ toàn cầu. Các hoạt động chính và kết quả đạt được: Hỗ trợ thành lập và phát triển tổ chức cho 23 tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) hoạt động dự phòng HIV trên địa bàn TP HCM và Bình Dương. Xây dựng năng lực cho hệ thống cộng đồng và xây dựng hệ thống chuyển gửi từ cộng đồng đến cơ sở y tế. Tiếp cận cung cấp dịch vụ dự phòng cho hơn 33.000 người có nguy cơ cao bao gồm: Nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM), phụ nữ bán dâm (FSW), người tiêm chích ma túy (IDU) và bạn tình chính của người IDU và người có HIV (PSP) và chuyển gửi tới cơ sở y tế để xét nghiệm gần 12.000 người. Bên cạnh đó, dự án đã chăm sóc hỗ trợ tại cộng đồng cho 868 người có HIV gồm người lớn và trẻ em. Đồng thời dự án đã hỗ trợ dinh dưỡng, kinh tế, giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống và tư vấn tâm lý, pháp lý cho 1.234 lượt trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV (OVC). Đồng thời hỗ trợ sinh kế cho 34 hộ gia đình NCH phát triển các mô hình kinh doanh và chăn nuôi nhỏ.