Vào lúc 18h00 ngày 21/11 tại Phim trường Khang Media, lễ trao giải Dải Băng Đỏ lần thứ 5 2019 do Mạng lưới Người sống chung với HIV Việt Nam (VNP+) tổ chức đã chính thức diễn ra. Lễ trao giải được thực hiện dưới sự hỗ trợ của Kế hoạch khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống AIDS (PEPFAR), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ và Công ty Truyền thông Khang.

CBO Kết Nối Trẻ (Bình Dương) được trao giải Tổ chức Cộng đồng tiêu biểu trong Phong trào K=K

Qua 5 năm, Dải Băng Đỏ đã góp phần truyền thông giảm kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người sống chung với HIV và ghi nhận nỗ lực phấn đấu của cá nhân và tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) trong việc kiểm soát và tiến tới kết thúc dịch HIV tại Việt Nam.

Tại lễ trao giải , có 3 cá nhân và 2 tổ chức dưới sự hỗ trợ của Trung tâm LIFE đã được vinh danh. Ở hạng mục tập thể, CBO Gia Tộc Rồng (HCM) đạt giải Tổ chức Cộng đồng tiêu biểu và CBO Kết nối trẻ (Bình Dương) đạt giải tổ chức Cộng đồng tiêu biểu trong phong trào K=K (Không phát hiện = Không lây nhiễm).

Tổ chức S đỏ (Cần Thơ) và Tổ chức Gia Tộc Rồng (TP HCM) đạt giải thưởng Tổ chức cộng đồng tiêu biểu năm 2019

Ở hạng mục cá nhân, Dải băng đỏ vinh danh chị Trần Thị Phụng, trưởng CBO Niềm tin (TPHCM) là nhân vật tiêu biểu hỗ trợ cộng đồng người sử dụng ma túy, người lao động tình dục. Giải nhân vật tiêu biểu hỗ trợ cộng đồng người chuyển giới năm 2019 được trao cho Adriana Trang, Trưởng nhóm Strong Ladies (TPHCM).  Anh Tùng Văn Lưu Khiết (TP.HCM) được trao giải Giải thưởng Nhân vật tiêu biểu K=K .

Thảm đỏ Dải Băng Đỏ lần 5- 2019

Trung tâm LIFE xin gửi lời chúc mừng đến các giải thưởng được vinh danh trong lễ trao giải Dải Băng Đỏ lần 5; cũng như vinh hạnh đồng hành với mạng lưới hệ sinh thái cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch HIV/AIDS.

Thách thức: Công nhân hưởng lợi thụ động từ các hoạt động nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm công nhân

Trong các hoạt động dự án như tư vấn luật, nói chuyện chuyên đề, tập huấn, phân phát tài liệu truyền thông, v.v, công nhân thường là người hưởng lợi thụ động: nghe, nhận và í khi nêu thắc mắc. Làm cho người công nhân trở nên năng động hơn, tham gia một cách chủ động và tích cực vào các hoạt động dự án là điều dự án mong đợi.

Giải pháp: Phát triển và đào tạo hạt nhân nòng cốt từ công nhân để vận động và thu hút sự tham gia tích cực của các công nhân khác trong quá trình tổ chức và thực hiện sự kiện truyền thông do dự án và các nhà máy luân phiên tổ chức.

Mỗi chuyền sản xuất mời chọn hai công nhân tham gia làm cộng tác viên dự án. Họ là những người được các công nhân khác tín nhiệm. Sự tham gia là hoàn toàn tự nguyện và không được trả chi phí. Để bù lại, họ được tập huấn kiến thức về các vấn đề liên quan đến lao động, bảo vệ sức khỏe tổng quát và sức khỏe sinh sản, và kỹ năng phát triển cá nhân. Sau các đợt tập huấn và khi có sự kiện truyền thông, họ là người truyền đạt lại những gì họ đã học, phổ biến phong trào, vận động, thu hút và hướng dẫn công nhân trong chuyền tham gia.

Cộng tác viên công nhân được tập huấn kỹ năng tổ chức chương trình.

Kết quả: Người công nhân năng động

– Công nhân hỗ trợ hậu cần cho sự kiện như dựng gian hàng, phát thức ăn/đồ uống, phát quà, v.v.
“Tôi tham gia tất cả các sự kiện như truyền thông về sức khỏe sinh sản, tình yêu và giới tính, tìm hiểu luật lao động và các chương trình vui chơi khác. Tôi phụ giúp phát quà, phát bánh, nuớc uống cho các công nhân tham dự”_Công nhân Việt Hưng.

– Công nhân tham gia biểu diễn văn nghệ, thi kiến thức, quản trò chơi trong các sự kiện
“Các bạn công nhân rất năng động, tham gia biểu diễn văn nghệ rất tích cực. Hàng ngày sau khi đi làm về mặc dù mệt mỏi và bận việc gia đình nhưng họ vẫn ở lại tập văn nghệ đến cả tuần. Khi họ biểu diễn thì đội ngũ công nhân khác làm cổ động viên đã cổ vũ rất nhiệt tình và tạo không khí náo nhiệt.”_BQL nhà máy Việt Thịnh

“Tôi Tham gia chuơng trình rung chuông vàng và lễ hội ẩm thực tham gia với tư cách là cộng tác viên, tham gia diễn văn nghệ, giao lưu với các công ty khác như Việt Hưng, T&T”_Công nhân Việt Thịnh.

“Tôi có tham gia hội chợ truyền thông, thông tin về sức khỏe sinh sản, chương trình rung chuông vàng với tư cách là cộng tác viên, tham gia thi kiến thức, biểu diễn văn nghệ và cũng có tham gia vào các trò chơi sinh hoạt cùng với các bạn công nhân trong công ty”_Công nhân Việt Thịnh

“Trong chương trình rung chuông vàng, tôi tham gia thi đấu với các bạn khác trong công ty rất vui. Cũng có tham gia hội chợ bán hàng và bán hàng cho các bạn công nhân khác. Em tham gia rất tích cực cho các chuơng trình này. ”_Công nhân Việt Hưng

– Công nhân trở nên dạn dĩ, cởi mở, gần nhau hơn và có quan hệ tốt hơn với ban quản lý nhà máy.
“Trước đây mà nói đến bao cao su thì mọi người tía tai đỏ kè hết kể cả người có gia đình; nhưng bây giờ họ đã mạnh dạn hơn, tự động mua bao cao su về dán thành chữ hoặc tạo phục trang”_BQL nhà máy Việt Hưng

“Là môi trường trao đổi thông tin, và tạo tương tác giữa công nhân với nhau và với ban quản lý nhiều hơn. Họ trở nên hòa đồng hơn” _BQL nhà máy Việt Hưng.

Yếu tố thành công:
– Sự kiện truyền thông tạo cơ hội cho nhiều người tham gia một cách bình đẳng và giúp củng cố kiến thức một cách có hệ thống.
“Mọi người đều tham gia. Nó cuốn hút tất cả mọi người”_BQL nhà máy Việt Thịnh; “Lôi kéo được sự hưởng ứng và gây hứng khởi cho công nhân”_BQL nhà máy Việt Hưng; “Chỉ có những sự kiện này mọi nguời mới được vui vẻ và có cơ hội giải trí với nhau”_BQL nhà máy Việt Thịnh

“Qua các sự kiện truyền thông, công nhân biết thêm nhiều kiến thức và tiếp thu kiến thức dễ hơn”_BQL nhà máy Việt Hưng “Các chuyền tự dàn dựng tiểu phẩm, xây dựng nội dung, hình tượng và đưa lên diễn. Diễn viên từ người lao động nên dễ đi sâu vào người lao động nhiều hơn” ”_BQL nhà máy Việt Hưng “Nhiều khi công nhân có học luật, nội qui lao động nhưng chưa hiểu hoặc hiểu phần nào thôi. Đến khi ra hội thi, khi ra hành động minh hoạ rồi thì mới hiểu, mới nắm kiến thức chắc hơn”_BQL nhà máy Việt Thịnh

Các bạn cộng tác viên đang dàn dựng tiểu phẩm.

– Sự kiện truyền thông đa dạng về hình thức tổ chức: kết hợp nhiều hình thức giải trí, vui chơi và thi đua khác nhau: văn nghệ (ca sĩ chuyên nghiệp và “cây nhà, lá vườn”), thi kiến thức qua bốc thăm trả lời câu hỏi và trúng thưởng, thi kiến thức qua trò chơi dân gian, gian hàng ẩm thực, v.v

“Qua các sự kiện truyền thông thì công nhân học được rất nhiều vì lồng ghép kiến thức vào trò chơi giúp ôn lại kiến thức rất nhiều. Ví dụ trước chương trình văn nghệ có trò chơi bắt thăm trúng thuởng nếu ai trả lời đúng các câu hỏi trong lá thăm thì đuợc nhận quà. Như vậy vừa đuợc ôn lại kiến thức cho mình và cho công nhân khác mà còn đuợc quà nữa. Mặt khác thì mọi nguời cũng đuợc vui vẻ thuởng thức văn nghệ để giải trí” _Công nhân Việt Hưng “Qua các sự kiện này em mới biết đuợc kiến thức về luật lao động, và còn có kiến thức về sức khỏe sinh sản. Các sự kiện này thật vui và làm cho mọi nguời thấy thoải mái sau khi làm việc nên ai cũng hăng hái tham gia nhiệt tình” _Công nhân Việt Hưng.

“Sự kiện rất vui, có đông mọi người tham gia, biết đuợc nhiều hơn về luật, kiến thức về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe sinh sản. Họat động về văn nghệ và thể thao giúp cho công nhân được chăm sóc về đời sống tinh thần rất nhiều trong những lúc làm việc căng thẳng”_Công nhân Việt Thịnh Cộng tác viên nhiệt tình phổ biến kiến thức liên quan đến đề tài truyền thông trong sự kiện công nhân tại chuyền, hướng dẫn họ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để biểu diễn, tập dợt các trò chơi để làm quản trò trong gian hàng của chuyền, v.v.

– Cuối cùng là sự ủng hộ của ban quản lý nhà máy xuyên suốt quá trình tổ chức và thực các sự kiện: hỗ trợ tiền ăn và nước uống cho người tham dự sự kiện, hỗ trợ kinh phí cho công nhân chuẩn bị tiết mục thi đua trong sự kiện (chi phí ăn uống trong quá trình tập dợt, may phục trang và đạo cụ, v.v.).

Lý do mà tôi trở thành người lãnh đạo

Thật ra mọi thứ cũng tới tự nhiên thôi. Mỗi khi tôi thấy cần làm gì đó, cần giúp ai đó, tôi liền cảm thấy có nhiều năng lượng và đứng ra kêu gọi và thúc đẩy mọi người cùng làm với mình. Niềm tin trong tôi làm sao sự việc trở nên tốt hơn, làm sao ai đó có cuộc sống tốt đẹp hơn mạnh mẽ đến nỗi tôi không chỉ thấy mình ‘phấn khích’ và ‘hăng hái” mà tôi còn đủ sức “đốt lên” ý chí tinh thần cho những người xung quanh mình nữa.

Những thử thách mà tôi đã gặp phải

Tôi trở thành lãnh đạo khi mới gần ba mươi tuổi. Chắc bạn cũng có thể hình dung ra được những thử thách mà một cô gái còn trẻ, chưa lập gia đình phải đối diện, khi ngồi ở chiếc ghế lãnh đạo. Đặc biệt là khi làm việc với các thành viên kỳ cựu, lớn tuổi hơn và đã có gia đình, tôi cảm thấy khó vì bị ‘nhìn nhận” không phải vì năng lực của mình mà đôi khi vì tuổi tác và giới tính của tôi.

Bà Nguyễn Nguyên Như Trang, giám đốc Trung tâm LIFE được mời thảo luận về bình đẳng giới với lãnh sự quán Canada tại Việt Nam

Vì sao bình đẳng giới quan trọng với tôi? 

Bình đẳng giới là một điều hết sức quan trọng, bởi vì nó không chỉ dành cho phụ nữ mà còn dành cho nam giới nữa. Khi ta phán xét ai đó dựa trên độ tuổi, tình trạng hôn nhân thay vì là năng lực chuyên môn, thì điều đó thật sự không công bằng và cũng thiếu chuyên nghiệp. Chúng ta sẽ bỏ sót nhân tài là những người có thực lực để hoàn thành tốt công việc được giao. Chúng ta nên, à không, chúng ta “phải” được đánh giá, trả công và ghi nhận dựa trên năng lực đóng góp, chứ không phải là vì ta là nam, nữ, hay chuyển giới. Một khi chúng ta đạt được bình đẳng giới, chúng ta mới có thể phát huy hết tài năng, đóng góp nhiệt huyết và cam kết hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Lời khuyên tâm ý nhất dành cho các bạn gái có hoài bão trở thành người lãnh đạo?

Giám đốc Trung tâm LIFE (thứ 2 từ phải sang) đang tham dự tập huấn “Chuyên gia cộng đồng”

Các bạn thân mến, hãy cố gắng học hỏi và trang bị cho mình kiến thức nhé! Chúng mình chỉ tự tin khi hiểu rõ điều mình đang nói, phải không nè? Và chúng mình cũng cần mạnh dạn để bày tỏ ý kiến, chia sẻ ý tưởng và cả khi đưa ra lập luận trái chiều. Một khi đã tin điều gì, hãy làm theo con tim và khối óc mách bảo mình nhé! Khi ấy, các bạn sẽ được truyền được cảm hứng và thuyết phục người khác theo mình, làm với mình. Bạn hãy tìm và tạo thêm đồng minh, cùng nhau các bạn sẽ có được sức mạnh tổng hợp để cùng thực hiện lý tưởng chung. Đừng bao giờ là nhà lãnh đạo đơn độc, các bạn nhé!

Tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) ALOBOY tham gia Dự án Tăng cường Kết nối Cộng đồng Phòng chống HIV phía Nam dưới hỗ trợ của USAID, PEPFAR và Trung tâm LIFE. Trong quá trình triển khai dự án năm 2019, CBO ALOBOY nhận thấy mạng lưới tiếp cận còn hạn hẹn đối với nhóm khách hàng có nguy cơ nhiễm HIV cao, tình hình dịch HIV ngày càng trở nên phức tạp và khách hàng cảm thấy bị kỳ thị phân biệt đối xử. CBO ALOBOY đã tiến hành chiến dịch ALOVOICE – hình thức chia sẻ tâm sự nhằm cung cấp kiến thức dự phòng HIV, bệnh lây qua đường tình dục, hỗ trợ tâm lý, giảm thiểu kỳ thị và giới thiệu các dịch vụ của CBO.

Bộ phận kỹ thuật ALOVOICE

Đầu tiên, việc tiếp cận khách hàng qua các kênh truyền thống như mối quan hệ cá nhân, Fanpage Facebook và Blued (ứng dụng hẹn hò dành cho khách hàng nam quan hệ tình dục đồng giới) trở nên khó khăn. Thứ đến, khách hàng ngày càng trẻ hóa thiếu kiến thức về an toàn tình dục. Tình trạng lạm dụng chất nghiện ngày càng phổ biến hơn cũng góp phần vào tình hình phức tạp của HIV. Ngoài ra, khách hàng bị kỳ thị nên tự cô lập bản thân, sợ hãi và e ngại sử dụng dịch vụ của CBO cũng như tiết lộ thông tin bạn tình.

CBO ALOBOY đã thực hiện phát thanh ALOVOICE để cải thiện tình trạng trên. Nội dung buổi trò chuyện ALOVOICE đề cập khéo léo và hấp dẫn kiến thức về HIV, LGBT và các chất gây nghiện. Ngoài ra, người dẫn chương trình trò chuyện với người nổi tiếng Miss Aloboy có cơ hội chia sẻ nỗi lòng và trăn trở của mình đến cộng đồng. ALOVOICE được đăng tải và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội như Youtube và Facebook nhắm tăng cường hiệu ứng truyền thông lan tỏa.

Phát thanh ALOVOICE hỗ trợ ALOBOY mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng, số khách hàng liên hệ xét nghiệm HIV tăng. CBO nhờ đó phát huy khả năng tự chủ và sáng tạo trong truyền thông. Ngoài ra, thông qua tương tác hỏi đáp, khách hàng cho thấy đã biết bảo vệ sức khỏe và quan tâm hơn đến các dịch vụ của CBO. Hơn nữa, khách hàng cho biết “Tôi nhận được đồng cảm từ CBO cũng như từ khách hàng khác nên tự tin, bình an và hạnh phúc hơn trong cuộc sống”.

Đội ngũ CBO ALOBOY đang họp chuẩn bị thực hiện ALOVOICE

Tóm lại, chiến dịch ALOVOICE của CBO đã tiếp cận rộng rãi và nhiều hơn khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ; đồng thời, nâng cao nhận thức về HIV, STIs và các chủ đề sức khỏe, cũng như góp phần giảm áp lực và mặc cảm cho khách hàng.

Tham gia thực hiện công tác phòng chống HIV/AIDS, mạng lưới các tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) thực viện việc truyền thông nâng cao nhận thức, giảm thiểu kỳ thị và quảng bá các dịch vụ dự phòng do CBO cung cấp. Nhận thấy nội dung nội dung truyền thông quan Facebook cần được cải thiện để trở nên thu hút và cải thiện tương tác với khách hàng. Do đó, các CBO đã áp dụng hình thức livestream tương tác trực tiếp với khách hàng, để mở rộng quy mô tiếp cận khách hàng và hỗ trợ khách hàng tốt hơn trong công tác dự phòng và điều trị HIV/AIDS.

Những bài viết trên trang Fanpage cần phải luôn sáng tạo bắt kịp theo xu hướng mới nhất cũng như thị hiếu của khách hàng. Trong khi đó truyền thông kiến thức HIV/AIDS thường hay đi vào lối mòn với các nội dung lập lại. Nhóm khách hàng là MSM, TG, IDU và FSW thường ngại đọc những bài viết quá dài nhiều chữ. Các bài đăng Facebook cũng không nhận được nhiều tương tác từ khách hàng vì tâm lý e ngại sợ kỳ thị từ khách hàng không muốn bạn bè nhận ra.

Buổi livestream cùng Miss Rainbow về chủ đề “K=K” không phát hiện không lây nhiễm

Từ đó, các CBO đã áp dụng kỹ thuật livestream vào truyền thông, đây là một dạng video clip tương tác trực tuyến cùng lúc với khách hàng. Livestream là xu phổ biến hiện nay và được được đón nhận tốt từ các nhóm khách hàng nhắm đến.CBO cung cấp kiến thức đa dạng quá các tiết mục văn nghệ và tọa đàm cùng các chuyên gia và người nổi tiếng của cộng đồng. Khách hàng theo dõi livestream có thể đặt câu hỏi và được tư vấn trả lời trực tiếp với người dẫn và khách mời của livestream.

Livestream chung kết Miss Rainbow 2019

Livestream tại trang Fanpage Facebook giúp các CBO thu hút số lượng đông đảo khách hàng tham gia. Khách hàng cảm thấy hứng thú với hình thức họp tập hỏi đáp và tìm thấy sự chia sẻ đồng cảm từ cộng đồng. Livestream được đầu tư chu đáo được chia sẻ và tạo hiệu ứng lan tỏa tiếp cận được nhiều hơn lượng khách hàng. Buổi livestream có thể được chỉnh sửa rút gọn lại thành những video ngắn làm tư liệu giảng dạy, các bài đăng trên Fanpage hoặc Youtube sau này.

Livestream chủ đề “Sống vui sống khỏe cùng K=K”

Các CBO tiếp tục sử dụng hình thức livestream kết hợp với các sự kiện truyền thông nhằm tiếp cận khách hàng có nguy cơ nhiễm HIV cao góp phần vào các mục tiêu phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam.

Thách thức: Hoạt động phải thu hút sự quan tâm, tham gia chủ động và nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của công nhân

Đa số công nhân tại xí nghiệp dệt may là dân nhập cư, có nhiều mối lo về cơm áo gạo tiền. Làm công ăn lương theo sản phẩm, nên việc tham gia chủ động và quan tâm đến các hoạt động dự án của công nhân là chưa cao, dù nhà máy vẫn tính lương và có các chế độ hỗ trợ khác cho các công nhân này.

Phổ biến thông tin về Luật Lao động, quyền và trách nhiệm người lao động là một chiều, được lồng ghép trong buổi định hướng ban đầu cho công nhân mới và qua hệ thống loa đài.

Các anh chị công nhân nhà máy đang được tập huấn về Luật lao động

Giải pháp: Đa dạng hình thức hoạt động nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của công nhân
Với phương châm “chơi mà học”, công nhân được trao đổi trực tiếp với chuyên gia và được học một cách chủ động, vui và bổ ích về Luật Lao động, quyền và trách nhiệm của công nhân qua các buổi tư vấn luật, hội chợ truyền thông, tập huấn, và tài liệu tại chỗ làm việc như sổ tay, tờ rơi, posters, bảng tin.

Những công nhân năng động, lanh lợi và có sự tín nhiệm của đồng nghiệp tình nguyện làm cộng tác viên của dự án, giúp cho việc tuyên truyền hoạt động dự án, kết nối và lôi kéo sự tham gia của công nhân vào các hoạt động nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của công nhân.

Kết quả: Hiệu quả sâu hơn và rộng hơn 

Tăng kiến thức (biết sâu và chắc hơn) và nhận thức của công nhân về qui định lao động

“Mọi nguời hiểu biết nhiều hơn về quyền lợi của mình khi vào công ty làm việc. Khi hoàn thành nghĩa vụ phải đuợc nâng luơng, hay được thưởng. Nếu trong tháng làm việc không có vi phạm sẽ được thưởng thêm. Mỗi tháng đi làm đầy đủ không bị lỗi cũng được thưởng thêm tiền”_Công nhân Việt Thịnh

“Công nhân nữ cũng biết khi mang thai thì chỉ làm 7 tiếng/ngày. Công nhân cũng biết được khi thất nghiệp cũng phải có bảo hiểm thất nghiệp do nhà nuớc trả”_Công nhân Việt Thịnh

“Ví dụ như tôi biết có con nhỏ trong vòng 36 tháng tuổi trở xuống hàng năm được nghỉ thêm 3 ngày mà vẫn được hưởng lương; gờ ai cũng biết hàng năm có hơn 10 ngày nghỉ phép mà vẫn có lương; biết cách tính tiền lương; biết trách nhiệm của công nhân là tuân thủ nội qui của công ty đề ra…”_Công nhân Việt Hưng

Tăng và củng cố lòng tin của công nhân đối với những thông điệp về Luật Lao động, quyền và trách nhiệm công nhân do nhà máy đưa ra. Thông điệp/hoạt động/sinh hoạt do nhà máy đưa ra, công nhân hiểu, tiếp thu và thực hiện nhanh hơn.

“Ví dụ nhà máy nói, công nhân chỉ tin khoảng 90%. Khi luật sư đến nói chuyện về những nội dung tương tự như nhà máy đã nói, công nhân tăng tin tưởng vào nhà máy”_ BQL Việt Hưng;

“Công nhân hợp tác với lãnh đạo hơn và chấp hành kỷ luật tốt hơn, ví dụ ốm đau thì xin phép, không nghỉ ngang” _ BQL Việt Hưng

“Người lao động hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình tại nơi làm việc. Lãnh đạo nhà máy biết rõ được trách nhiệm của mình đối với người lao động trong quá trình sử dụng lao động” ” _BQL Việt Thịnh

“Trách nhiệm của công nhân thì ngòai việc tuân thủ nội qui của công ty đề ra như đi làm đúng giờ, đeo bảng tên, bảo đảm không mất dụng cụ sản xuất như sử dụng đúng cách và an tòan còn đóng góp sáng kiến cho công ty” _ Công nhân Việt Hưng

“Bây giờ chúng tôi cũng quan tâm đến quyền đuợc khiếu nại như viết thư để vào thùng thư góp ý với công ty. Nhưng từ lúc vào làm đến giờ chưa bao giờ viết thư khiếu nại vì công ty đối xử rất tốt với nhân viên” _ Công nhân Việt Hưng

Có sự quan tâm, thấu hiểu giữa công nhân và ban quản lý nhà máy:

Thấy được sự quan tâm của nhà máy đối đời sống tinh thần và vật chất của công nhân;

“Nhà máy có thay đổi rất nhiều ví dụ như đã bớt tăng ca, nếu có tăng ca thì không vượt quá qui định là không quá 36 giờ/tuần. Mức luơng cơ bản có tăng hàng năm theo đúng qui định của nhà nước. Có chính sách thăng tiến cho những nhân viên nào làm việc hiệu quả” _Công nhân Việt Hưng

Công đòan có trợ cấp đột xuất cho công nhân như hỗ trợ làm nhà, cho công nhân vay hỗ trợ kinh tế và có khi tìm chỗ trọ cho công nhân” _Công nhân Việt Hưng

“Đời sống của công nhân bây giờ được chăm sóc nhiều hơn như nhà máy đã sửa nhà vệ sinh trong nhà xưởng, quan tâm đến điều kiện làm việc của công nhân như trang bị hệ thống ánh sáng”_Công nhân Việt Thịnh

 Công nhân trở nên cởi mở, tự tin và dạn dĩ hơn, sẵn sàng trao đổi khúc mắc với ban quản lý nhà máy;
“Trước đây đi làm không dám có đề xuất gì về công việc chỉ biết làm theo phân công thì bây giờ đã chủ động đề xuất cho công việc phù hợp hơn với mình”_Công nhân Việt Hưng

“Công nhân đã biết viết lên những yêu cầu của mình cho bộ phận có thẩm quyền để xử lý. Biết đòi bảo hiểm xã hội khi đã ký hợp đồng làm việc”_ Công nhân Việt Thịnh.

“Sau khi tập huấn cho công nhân thì phòng nhân sự sôi động hẳn lên do công nhân biết nhiều thông tin về quyền lợi của mình nên đến yêu cầu phòng nhân sự giải quyết vấn đề” _Công nhân Việt Thịnh

Công nhân và ban quản lý nhà máy trở nên gần gũi và gắn bó hơn;

“Không còn e ngại, không còn khoảng cách giữa lãnh đạo và công nhân. Cần gì thì họ nói ra” _ BQL Việt Thịnh

“Tiếng nói công nhân gần lãnh đạo hơn. Trước đây thấy lãnh đạo thì họ né, rụt rè, ngại; sau xích lại gần, thẳng thắn trao đổi. Họ còn vào phòng chị phó tổng giám đốc nói chuyện luôn đó” _ BQL Việt Hưng

Thách thức trong lao động như mâu thuẫn/xung đột, nghỉ việc giảm xuống; “Tỷ lệ nghỉ việc từ 8‐10% giảm xuống 4‐5%. So với các đơn vị khách thị tỷ lệ biến động lao động ở đây là ít nhất”_BQL Việt Hưng.

Các anh chị công nhân nhà máy được trao thưởng trong phong trào “Mỗi tháng một tình huống Luật lao động”

Yếu tố thành công:

  • Sự đồng thuận và phối hợp thực hiện giữa nhà máy và Trung tâm LIFE: hai bên cùng bàn bạc, xây dựng, và triển khai hoạt động; nhân viên dự án LIFE tạo được lòng tin nơi nhà máy nên việc phối hợp thực hiện tốt, không ảnh hưởng đến sản xuất
  • Sự chỉ đạo và ủng hộ của ban quản lý nhà máy xuyên suốt quá trình thực hiện dự án: BQL nhà máy nắm tình hình sản xuất và chọn thời điểm thích hợp để tổ chức hoạt động dự án nhằm tránh giớihạn sự tham gia của công nhân. BQL nhà máy là người tiên quyết: mổ xẻ nội dung và chỉ đạo hoạt động xuyên suốt từ trên xuống dưới. BQL nhà máy ủng hộ dự án về nhân lực, vật lực và thời gian.
  • Sự đồng tình, ủng hộ và tham gia của công nhân: tham gia ngày một chủ động hơn vào các hoạt động do nhà máy và dự án tổ chức.
  • Hình thức và nội dung hoạt động nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của công nhân đa dạng và sinh động:
    – Người công nhân tham gia trực tiếp và có vai trò chủ đạo;
    – Có chuyên gia, luật sư tư vấn, giải đáp thắc mắc các đề tài mang tính chuyên môn;
    – Nội dung truyền tải gần gũi với người công nhân, dễ hiểu, thực tế và thiết thực. Nội dung được nhắc đi nhắc lại với đa dạng hình thức: tư vấn của chuyên gia, kịch tình huống do công nhân diễn, trò chơi đố vui, phát thanh loa đài nội bộ, tài liệu tham khảo và truyền thông.
    – Tạo được sự hứng khởi, vui vẻ, và lôi kéo sự hưởng ứng, tham gia của nhiều công nhân;
    – Có yếu tố giải trí trong các hoạt động: trò chơi, văn nghệ, cuộc thi, và quà khích lệ.

Thách thức: Công nhân rụt rè, ngại hỏi, thiếu kỹ năng ứng xử, giao tiếp chủ động

Đa số công nhân tại xí nghiệp dệt may là dân nhập cư trẻ, trình độ văn hóa từ cấp 3 trở xuống, mới rời ghế nhà trường hoặc chưa đi xa gia đình, hoặc chưa từng sống tự lập. Môi trường sống và làm việc đều mới khiến người công nhân thường rụt rè, ngại bày tỏ quan điểm hoặc ngại hỏi lại nếu có thắc mắc về công việc, về lương bổng, hoặc về quyền của người lao động, nội quy lao động, trong khi họ thường chưa có hiểu biết nhiều về các lĩnh vực này. Ngoài ra, sự ứng xử giao tiếp công việc hay trong đời thường còn chưa khéo léo. Tiền lương làm ra chưa được chi tiêu một cách hợp lý.

Giải pháp: Trang bị kiến thức và kỹ năng giúp công nhân nâng cao năng lực làm việc và chất lượng cuộc sống

Cộng tác viên dự án tại nhà máy được dự án hỗ trợ đào tạo thành giảng viên nguồn về kỹ năng sống. Các cộng tác viên này sau đó đứng lớp tập huấn lại kỹ năng sống cho công nhân.

Tất cả các cộng tác viên đều được học phương pháp giảng dạy chủ động và nội dung của kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quản lý thời gian/quản lý công việc/quản lý chi tiêu.

Các anh chị cộng tác viên đang thuyết trình trong buổi tập huấn về kỹ năng sống

Kết quả: Thay đổi tích cực của công nhân tại nơi làm việc và ở nhà
– Công nhân sử dụng thời gian hợp lý hơn, từ đó tăng hiệu quả làm việc và về nhà có nhiều thời gian chăm sóc gia đình hơn.

“Kỹ năng quản lý thời gian giúp phân bổ thời gian hợp lý hơn. Ví dụ như không lãng phí thời gian cho những việc không cần thiết nữa mà dành thời gian nhiều vào việc tự học thêm về chuyên môn để nâng cao tay nghề và thăng tiến về công việc” _Công nhân Việt Hưng;

“Nhờ học kỹ năng quản lý thời gian thấy mình phí phạm thời gian nhiều quá nên quyết định học thêm ngọai ngữ, Yoga. Ngòai ra cũng hạn chế xem tivi để đỡ tốn thời gian”_Công nhân Việt Thịnh;

“Quản lý thời gian giúp mình biết cách sắp xếp việc nào làm truớc và việc nào làm sau giúp cho công việc đuợc nhanh hơn và hợp lý hơn. Ví dụ như lúc truớc, sau khi ăn thì mình luôn rửa chén truớc rồi mới giặt đồ sau nên rất mất thời gian vì phải đợi máy giặt xong mới phơi. Hiện nay thì mình bỏ đồ vào giặt trước để máy tự giặt, sau đó đi rửa chén, khi rửa chén xong thì đồ cũng giặt xong và chỉ có phơi thôn nên đỡ mất thời gian” _Công nhân Việt Thịnh;

“Trước kia công nhân mơ hồ về thời gian, không biết phân bổ công việc hợp lý; sau biết sử dụng thời gian hợp lý hơn”_BQL nhà máy Việt Hưng;

Cộng tác viên nhà máy đang tham gia vào hoạt động quản lý thời gian và thu chi.

– Công nhân biết sử dụng đồng tiền hợp lý hơn để có thể tích lũy cho tương lai.

“Tương tự như thời gian, trước đây công nhân thường không biết tiết kiệm tiền; giờ thì biết xài tiết kiệm rồi” _ BQL nhà máy Việt Hưng; “Sau khi được tập huấn thì em biết tiêt kiệm tiền bằng cách gửi tiển vào ngân hàng” _ Công nhân Việt Hưng; “Giờ em không còn thấy hàng giảm giá là mua như trước kia nữa. Hồi đó cứ rẻ thì mua về, ai dè không dùng tới lại cho người khác hay vứt đi, rất là lãng phí. Giờ cần lắm em mới mua ” _ Công nhân Việt Thịnh;

– Công nhân trở nên dạn dĩ và tự tin hơn trong việc bày tỏ quan điểm, ứng xử tại nơi làm việc, nhất là khi có thắc mắc liên quan đến quyền và nghĩa vụ lao động.

“Trước kia cần tổ trưởng nói to và rõ để công nhân hiểu. Vì nếu nói nhỏ công nhân không hiểu cũng không hỏi lại nên làm sai thì sửa, vừa mất thời gian vừa tốn nguyên liệu và thiệt hại vật dụng/tài sản. Sau khi tham dự các khóa kỹ năng sống, công nhân đến hỏi tổ trưởng trực tiếp là làm vầy làm vầy đã đúng chưa” _ BQL nhà máy Việt Hưng;

“Trước kia người công nhân làm 5 năm còn rụt rè, nói chuyện với tổ trưởng còn ngại. Sau khi dự án tới, là lên nói chuyện với sếp cao luôn” _ BQL nhà máy Việt Hưng;

“Giờ công nhân có chuyện thắc mắc hoặc khiếu kiện, nếu cấp trung chưa giải quyết được thì họ lên hẳn cấp cao để hỏi luôn. Làm sếp tổng phải la lên “Trời, chuyên môn mấy ông đâu mà cái này cũng đẩy lên tui” _ BQL nhà máy Việt Hưng;

“Kỹ năng giao tiếp liên kết với kỹ năng lắng nghe, trao đổi tạo cho mình tự tin nhiều hơn khi nói chuyện với mọi người; chẳng hạn như nói chuyện với cấp trên về công việc cũng tự tin hơn”_Công nhân Việt Hưng;

“Bây giờ xử lý công việc cũng vui vẻ hơn truớc nhiều lắm do có học kỹ năng giao tiếp nên biết kiềm chế mình và lắng nghe người khác” _ Công nhân Việt Thịnh; “ Giờ biết ứng xử vui vẻ hơn, trao đổi với nhau thoải mái hơn, tự tin nói chuyện với lãnh đạo nên đi làm cũng vui vẻ hơn vì lúc truớc đi làm ngại gặp lãnh đạo nên có nhiều áp lực.”_Công nhân Việt Thịnh;

– Kỹ năng ứng xử trong gia đình của công nhân cũng được nâng cao.

“Ứng xử trong gia đình thì nay nói chuyện với chồng ngọt hơn lúc trước nhiều rồi, không còn sai chồng làm việc mà nhờ vả đàng hoàng nên chồng cũng chịu chia sẻ việc nhà” _Công nhân Việt Thịnh;

“Từ khi học kỹ năng giao tiếp, em biết tôn trọng và lắng nghe vợ và các con hơn. Có gì không đồng ý với vợ, em cũng cố gắng bình tĩnh để cùng nhau giải quyết” _ Công nhân Việt Hưng; – Công nhân trở nên cởi mở và gần gũi nhau hơn.
“Em và một số công nhân khác sau khi đuợc tập huấn về có kể cho các bạn không đuợc tham gia tập huấn. Mọi nguời cũng thấy hay và cũng có áp dụng sắp xếp thời gian hợp lý cho cuộc sống của mình” _ Công nhân Việt Hưng;

“Các công nhân cũng có trao đổi với nhau về bài học hay nói chính xác là trao đổi với nhau để áp dụng bài học cho những công nhân không có tham dự các khóa tập huấn này”_ Công nhân Việt Hưng;

“Các bạn công nhân vui vẻ và thảo luận với nhau thường xuyên hơn”_Công nhân Việt Thịnh;

Yếu tố thành công:

– Dự án đã tìm hiểu vấn đề và nhu cầu của công nhân trước khi chọn chủ đề tập huấn. Do đó, các kỹ năng phát triển cá nhân thích hợp và cần thiết cho công nhân. Từ đó, công nhân ứng dụng được vào công việc và đời sống hằng ngày.

– Nội dung của các lớp học dễ hiểu và gần gũi với thực tế. Phương pháp tập huấn chủ động, có nhiều tình huống, trò chơi sắm vai, v.v. giúp lớp học sinh động, vui, và khuyến thích sự tham gia của công nhân. Giảng viên có kinh nghiệm, nhiệt tình và hiểu công nhân. Thời gian tập huấn sau giờ làm việc rất phù hợp với công nhân và việc sản xuất.

Hoạt động teambuilding tại Vũng Tàu với cộng tác viên nhà máy Việt Hưng

Nội dung các lớp học rất bổ ích, giúp em có thêm kiến thức mới trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày để em sống tốt hơn. Phuơng pháp có nhiều trò chơi nên tạo vui vẻ cho công nhân khi tham gia. Giảng viên thì nhiệt tình trả lời thắc mắc cho mọi nguời và trả lời rất vui vẻ, tận tình” _Công nhân Việt Hưng;

Nội dung đầy đủ và dễ hiểu, học viên không ngồi nghe một cách thụ động mà cùng với giảng viên tham gia các họat động liên quan đến bài học sau đó cùng nhau đút kết lại bài học bằng cách chốt lại các ý chính đã thảo luận. ” _Công nhân Việt Thịnh

“Vì có chuyên gia bên ngoài vào tập huấn nên sinh động hơn và dễ hiểu hơn. Thời gian một buổi khoảng tiếng nên cũng phù hợp với những chủ đề ngắn. Về phuơng pháp có đưa ra hình ảnh minh họa, máy chiếu, tài liệu phát mang về tham khảo thêm nên cũng giúp hiểu bài hơn nhiều”_Công nhân Việt Hưng;

– Sự ủng hộ của ban quản lý nhà máy trong quá trình tập huấn: “Lãnh đạo tạo điều kiện về giảng dạy như đi lại và giờ giấc học/dạy”_ BQL nhà máy Việt Thịnh “Học sau giờ làm việc nên công ty có hỗ trợ ăn uống cho công nhân tập huấn nên mọi nguời tham gia đông” _Công nhân Việt Thịnh.

Là cán bộ dự án, tôi luôn luôn phải đi công tác xa nhà. Hầu hết những dự án của chúng tôi đều được thực hiện ở vùng xa xôi, hẻo lánh nơi người dân phải sống một cuộc sống nghèo nàn, thiếu thốn nhiều về tiện nghi vật chất cũng như tinh thần. Khi nghe tôi kể vè công việc của mình, đám bạn bè thường phán cho một câu: “Tao chẳng bao giờ thèm cái công việc cực khổ đó cho dù lương có cao mấy đi nữa.” Tuy nhiên có đứa lại ganh tỵ với tôi: “Làm như mày sướng quá há, giống như đi du lịch vậy mà lại không tốn tiền.” Thật sự tôi chẳng cần quan tâm bọn nó nghĩ gì về công việc của mình. Tôi chỉ biết rằng tôi rất yêu công việc hiện tại và thấy thật là thú vị khi được sống và làm việc chung với bà con nghèo vùng nông thôn.

Nguyễn Nguyên Như Trang (thứ 2 từ trái sang) khi còn công tác tại văn phòng CARE ở TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Tư liệu CARE tại Việt Nam

Dạo ấy, chúng tôi đi đánh giá Dự án về Lâm nghiệp ở Hà Bắc, một tỉnh vùng núi phía Bắc, cách Hà Nội khoảng 60 km. Để đảm báo tính khách quan cho việc đánh giá, chúng tôi có mời một số cán bộ của các tổ chức khác cùng tham gia. Trước khi “hành quân”, tất cả chúng tôi được tập huấn hai ngày về phương pháp để thu thập thông tin rất hấp dẫn và hiệu quả với tên gọi thật dài “Đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân”. Tôi xin được dùng từ gọi tắt bằng tiếng Anh của phương pháp này – PRA. Theo kế hoạch, chúng tôi “đổ bộ” xuống địa điểm hẹn trước và được đưa đến nhà một người dân trong làng, nơi chúng tôi sẽ ở và làm việc trong hai ngày rưỡi. Chúng tôi cảm thấy rất tự tin vì công tác chuẩn bị cho chuyến PRA này rất chu đáo. Sau khi ổn định “nơi ăn chốn ở”, chúng tôi bắt tay vào việc ngay.

Một ngày làm PRA thường bắt đầu bằng việc triển khai công tác cho từng thành viên trong đoàn vào đầu buổi sáng. Sau đó chúng tôi tách ra, ai nấy lo phần việc của mình. Mỗi chúng tôi đều có một bạn đồng hành mà chúng tôi gọi là “Thông tin viên”, nhân vật này đóng một vai trò rất quan trọng – Họ vừa là người dẫn đường, vừa là người phiên dịch cho chúng tôi (khi chúng tôi làm việc với đồng bạo dân tộc ít người). Chúng tôi cố gắng trở về nhà trước khi trời tối để sao lại những thông tin thu thập được trong ngày trên giấy trắng khổ lớn – những thông tin này được trình bay trong buổi họp dân tối hôm đó nhằm lắng nghe ý kiến phản hồi từ người dân. Những buổi họp dân có khi kéo dài đến hơn mười giờ đêm. Tất cả chúng tôi thường mệt đừ sau một ngày làm việc như thế, tuy nhiên cái mệt đó không kéo dài được lâu. Xung quanh chúng tôi, núi rừng về đêm có vẻ hùng vĩ và đồ sộ hơn, những đợt gió thôi mát dịu đến tận phổi và đâu đó, tiếng suối chảy róc rách. Không một ai trong chúng tôi có thể làm ngơ trước cảnh vật như vậy. Ai đó nảy ra ý kiến đem thức ăn và đồ uống ra bờ suối để “chén”. Thế là cả bọn – tay khệ nệ nào nước, nào kẹo, dưa hấu, cả dao nữa – rón rén ra khỏi nhà như những tên ăn trộm vì sợ đánh thức cả nhà chủ dậy. Chúng tôi ngồi trên phiến đá to nhất, thả chân xuống nước, vừa nhau kẹo vừa trò chuyện. Thường thường, câu chuyện lúc đầu xoay quanh công việc chúng tôi vừa làm trong ngày. Chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm, những mẩu chuyện vui khi tiếp xúc với người dân. Sau đó không khí trở nên thân mạt hơn, chúng tôi kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện trên đời. Có những câu chuyện mà chỉ trong hoành cảnh như thế mới được gợi lên mà thôi. Những đêm sáng trăng, chúng tôi trải chiếu ngoài sân, thường dùng để phơi lúa, nằm ngắm trăng, đếm sao, đọc thơ và hát cho nhau nghe. Những thứ giải trí “xa xỉ” này chúng tôi không bao giờ có được nếu ở thành phố. Những câu chuyện cứ râm ran tới mãi tận khuya vẫn chưa hết. Chẳng ai muốn vào nhà ngủ nếu nhóm trưởng không nhắc nhở rằng còn rất nhiều việc đang chờ chúng tôi vào sáng hôm sau.

Nguyễn Nguyên Như Trang (thứ 2 từ trái sang) khi còn công tác tại văn phòng CARE ở TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Tư liệu CARE tại Việt Nam

Cứ như thế chúng tôi có những ngày làm việc thật sự hiệu quả và giá trị ở làng. Đối với tôi, những chuyến PRA như thế này thật là bổ ích và thú vị. Phương pháp PRA giúp chúng tôi thu lượm được những thông tin có độ chính xác và tin cậy rất cao. Những nơi chúng tôi đi qua đề có những nét đặc thù riêng và tất cả đã để lại trong chúng tôi những kỷ niệm không thể nào quên được. Riêng tôi, sau mỗi chuyến PRA tôi lại có thêm những người bạn mới thật tốt. Tôi thật sự tin rằng nếu không có “hoàn cảnh PRA” – làm việc và sinh hoạt trong điều kiện thiếu thốn – chúng tôi khó mà thật sự hiểu được nhau để sau đó có thể cùng làm việc hiệu quả hơn, “ăn ý” hơn như bây giờ.

Bây giờ bạn có thể hiểu được tại sao tôi lại yêu công việc của mình như thế!

Chú thích: Chị Nguyễn Nguyên Như Trang đã từng làm việc cho CARE Quốc tế tại Việt Nam trong thời gian những năm 1990.

Năm 2014, Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã đặt ra các mục tiêu ’90 -90-90′ đến năm 2020: 90% số người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng nhiễm HIV, 90% số người nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) và 90% số người được điều trị có tải lượng HIV ổn định ở mức thấp, ít có khả năng lây nhiễm cho người khác.

Việt Nam tự hào là quốc gia đầu tiên ở châu Á và Thái Bình Dương cam kết thực hiện mục tiêu 90-90-90 này và đã có những tiến triển hiệu quả trong thập kỷ qua, cứu sống 150.000 người khỏi các căn bệnh cơ hội liên quan đến AIDS.

Mặc dù thành quả kể trên, vẫn có gần 11.000 ca nhiễm HIV mới và 8.000 ca tử vong do AIDS mỗi năm tại Việt Nam.

Khách hàng được tư vấn và xét nghiệm HIV tại cộng đồng

ĐỒNG HỒ ĐẾM NGƯỢC

Để đạt được mục tiêu 90-90-90, chúng ta cần phải nhanh chóng hành động! Từ năm 2016, Trung tâm LIFE đã triển khai dự án “Tăng cường Kết nối Cộng đồng Phòng chống HIV phía Nam” tại Việt Nam (do PEPFAR tài trợ) và tạo ra một cơ chế cải tiến hiệu suất được đặt tên là “Đồng hồ đếm ngược” để tăng cường phát hiện ca nhiễm HIV trong nhóm có nguy cơ cao.

Khác với phương pháp dựa trên hiệu suất trước đó, phương pháp “Đồng hồ đếm ngược” không đặt mục tiêu cụ thể cho mỗi tổ chức cộng đồng (CBO), loại bỏ các giới hạn về thời gian và địa lý để đạt được mục tiêu và cho phép CBO mở rộng mạng lưới tiếp cận của họ.

Hình ảnh của “Đồng hồ đếm ngược” mang tính biểu tượng và trực quan nhằm thúc đẩy tất cả các CBO hoạt động hết tốc lực và làm việc với thái độ nghiêm túc trong khi Đồng hồ đếm ngược về thời hạn cuối (tương tự như đếm ngược vào đêm giao thừa!). Với cơ chế mới này, Trung tâm LIFE đã hỗ trợ các CBO phát hiện nhiều trường hợp nhiễm dương tính với HIV hơn trong thời gian ngắn.

Trong quý đầu tiên của năm tài chính USAID 2019 (01/10/2018-31/12/2018), nhóm dự án của Trung tâm LIFE đã tìm thấy 734 ca nhiễm HIV mới ở Thành phố Hồ Chí Minh, rút ngắn một nửa thời gian so với các ca tương tự được tìm thấy trong năm tài chính 2018.

DẪN CHỨNG

Anh Sơn Lê, trưởng nhóm CBO G3VN cho biết: “Với cơ chế mới này, chúng tôi không bị giới hạn bởi mục tiêu tìm kiếm các ca dương tính với HIV mà được khuyến khích tìm ra càng nhiều ca càng tốt.

Một tiếp cận viên CBO Aloboy khác chia sẻ: “Đồng hồ đếm ngược cho phép chúng tôi áp dụng phương pháp tiếp cận cộng đồng, sáng tạo và linh hoạt, cũng như tận dụng nguồn lực một cách thích hợp.

“Đồng hồ đếm ngược” đã được chứng minh là một cơ chế dựa trên hiệu suất sáng tạo và hiệu quả về chi phí để giúp Việt Nam theo dõi nhanh chóng thành quả mục tiêu 90-90-90 của UNAIDS.

―――――

Báo cáo được soạn bởi LIFE Center và CHPIR tại Đại học Duke, 2019.