*Thông tin chung

Thông tin chung

Từ 01/2022 đến 06/2022, trung tâm LIFE hợp tác cùng tổ chức OXFAM thực hiện dự án Trao quyền cho Công nhân dệt may để góp phần cải thiện đời sống của họ với nguồn tài trợ từ GIZ – Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển, Cộng hòa Liên bang Đức. Hội thảo khởi động dự án là một hoạt động trong hợp phần nhằm giới thiệu dự án một cách chính thức và thu hút sự đồng thuận tham gia của các bên liên quan.

Dự án với 3 mục tiêu chính (i) Xây dựng nhóm công nhân nồng cốt có khả năng xác định và nói lên nhu cầu, nguyện vọng được cải thiện đời sống của người lao động (ii) Tạo kênh giao tiếp đa chiều giữa đại diện người lao động, BGĐ nhà máy và chính quyền địa phương nhằm cải thiện đời sống người lao động (iii) Đúc kết và chia sẻ bài học kinh nghiệm của dự án.

*Thỏa thuận về chất lượng dịch vụ và cách thức triển khai

Thỏa thuận về chất lượng dịch vụ và cách thức triển khai

Thời gian và dịa điểm thực hiện của từng hoạt động sẽ được thông báo trực tiếp cho đối tác sau khi 2 bên đã hoàn thành thỏa thuận về chi phí dịch vụ và trách nhiệm của mỗi bên.

Deadline: 29/04/2022

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Mr. Lê Bích Phong – Email: phong@life-vietnam.org  –  DĐ: 0919 385 948

phong@life-vietnam.org

*Thông tin chung

Thông tin chung

Từ 01/2022 đến 06/2022, trung tâm LIFE hợp tác cùng tổ chức OXFAM thực hiện dự án Trao quyền cho Công nhân dệt may để góp phần cải thiện đời sống của họ với nguồn tài trợ từ GIZ – Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển, Cộng hòa Liên bang Đức. Hội thảo khởi động dự án là một hoạt động trong hợp phần nhằm giới thiệu dự án một cách chính thức và thu hút sự đồng thuận tham gia của các bên liên quan.

Dự án với 3 mục tiêu chính (i) Xây dựng nhóm công nhân nồng cốt có khả năng xác định và nói lên nhu cầu, nguyện vọng được cải thiện đời sống của người lao động (ii) Tạo kênh giao tiếp đa chiều giữa đại diện người lao động, BGĐ nhà máy và chính quyền địa phương nhằm cải thiện đời sống người lao động (iii) Đúc kết và chia sẻ bài học kinh nghiệm của dự án.

*Thông tin về hoạt động

Thông tin về hoạt động

Thời gian và dịa điểm thực hiện tập huấn: Do đặc thù của Dự án, thời gian và địa điểm tập huấn chính thức sẽ được lựa chọn, thống nhất và thông báo cho giảng viên 7-14 ngày trước khi triển khai.

Tập huấn:

  • Số lượng học viên: 25 – 35 người/lớp
  • Số lượng học viên: 25 – 35 người/lớp
  • Đối tượng: Cộng tác viên dự án
  • Đối tượng: Cộng tác viên dự án

Số lượng trợ giảng: 1 người

Số ngày làm việc: 6 ngày

  • Trợ giảng khóa Tập huấn Kỹ năng giao tiếp & Làm việc nhóm: 2 ngày
  • Trợ giảng khóa Tập huấn Tình yêu hôn nhân gia đình: 2 ngày
  • Trợ giảng khóa Tập huấn Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân: 2 ngày
  • Trợ giảng khóa Tập huấn Kỹ năng giao tiếp & Làm việc nhóm: 2 ngày
  • Trợ giảng khóa Tập huấn Tình yêu hôn nhân gia đình: 2 ngày
  • Trợ giảng khóa Tập huấn Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân: 2 ngày

Thời gian triển khai công việc: Từ tháng 05 tới tháng 06 (hoàn tất công việc và báo cáo trợ giảng).

*Nhiệm vụ chính của giảng viên

Nhiệm vụ chính của giảng viên

Chủ động liên hệ với Quản lý Dự án/Cán bộ Dự án và giảng viên để cập nhật thông tin, xếp lịch cho các buổi tập huấn và sắp xếp hậu cần.

Trong quá trình triển khai tập huấn, trợ giảng cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung như sau:

  • Hỗ trợ điều hành lớp học để giảng viên có thể hoàn thành tốt được công việc giảng dạy
  • Hỗ trợ và góp ý về nội dung tập huấn cho giảng viên
  • Hỗ trợ học viên trong suốt khóa tập huấn
  • Theo dõi và đảm bảo sĩ số lớp học
  • Hỗ trợ điều hành lớp học để giảng viên có thể hoàn thành tốt được công việc giảng dạy
  • Hỗ trợ và góp ý về nội dung tập huấn cho giảng viên
  • Hỗ trợ học viên trong suốt khóa tập huấn
  • Theo dõi và đảm bảo sĩ số lớp học

Cung cấp báo cáo liên quan sau mỗi buổi tập huấn.

Hỗ trợ Dự án tìm kiếm các nhân tố, câu chuyện thành công trong quá trình thực hiện các buổi tập huấn và thông báo cho Quản lý Dự án/Cán bộ Dự án để kịp thời hỗ trợ và ghi nhận thông tin.

*Yêu cầu đối với trợ giảng

Yêu cầu đối với trợ giảng

  • Có bằng Đại học
  • Có hơn 3 kinh nghiệm trợ giảng về các lĩnh vực tập huấn người lao động, tập huấn truyền thông
  • Có khả năng làm việc với cộng đồng và điều hành làm việc nhóm
  • Có bằng Đại học
  • Có hơn 3 kinh nghiệm trợ giảng về các lĩnh vực tập huấn người lao động, tập huấn truyền thông
  • Có khả năng làm việc với cộng đồng và điều hành làm việc nhóm

*Định mức chi trả dựa trên báo giá và thỏa thuận của hai bên

*Định mức chi trả dựa trên báo giá và thỏa thuận của hai bên

Deadline: 29/04/2022

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Ms. Đào Nhật Minh – Email: minh@life-vietnam.org  –  DĐ: 0974 396 562

minh@life-vietnam.org

1. Thông tin chung

Từ 01/2022 đến 06/2022, trung tâm LIFE hợp tác cùng tổ chức OXFAM thực hiện dự án Trao quyền cho Công nhân dệt may để góp phần cải thiện đời sống của họ với nguồn tài trợ từ GIZ – Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển, Cộng hòa Liên bang Đức. Hội thảo khởi động dự án là một hoạt động trong hợp phần nhằm giới thiệu dự án một cách chính thức và thu hút sự đồng thuận tham gia của các bên liên quan.

Dự án với 3 mục tiêu chính (i) Xây dựng nhóm công nhân nồng cốt có khả năng xác định và nói lên nhu cầu, nguyện vọng được cải thiện đời sống của người lao động (ii) Tạo kênh giao tiếp đa chiều giữa đại diện người lao động, BGĐ nhà máy và chính quyền địa phương nhằm cải thiện đời sống người lao động (iii) Đúc kết và chia sẻ bài học kinh nghiệm của dự án.

2. Thông tin về hoạt động

Cuộc khảo sát nằm trong chuỗi hoạt động của dự án “Trao quyền cho Công nhân dệt may để góp phần cải thiện đời sống của họ”. Khảo sát được thực hiện nhằm:

  • Xác định mối quan tâm và nhu cầu về các chủ đề mong muốn được học hỏi của công nhân
  • Dựa vào kết quả khảo sát, thiết kế chương trình tập huấn phụ hợp cho nhóm công nhân nòng cốt để họ đi truyền thông lại cho đồng nghiệp của mình

3. Nội dung của khảo sát

Các nội dung mà khảo sát tập trung bao gồm:

  • Đặc điểm nhân khẩu của nhóm công nhân tham gia khảo sát,
  • Khả năng tài chính của công nhân
  • Tình trạng sức khỏe của công nhân
  • Mơ ước và dự định cho tương lai
  • Nhu cầu hỗ trợ và khả năng tham gia các hoạt động của dự án

4. Nhiệm vụ của chuyên gia

  • Phát triển bộ câu hỏi với các nội dung được nêu trong mục 3 trên phần mềm khảo sát Kobo toolbox
  • Cung cấp đường link để nhóm công nhân nòng cốt đi khảo sát công nhân
  • Viết báo cáo dựa trên số liệu khảo sát mà nhóm công nhân nòng cốt thu thập được, và đưa ra các khuyến nghị cho Trung tâm LIFE để thực hiện các hoạt động được mô tả đề cương của dự án

5. Yêu cầu đối với chuyên gia

  • Tốt nghiệp Đại học trở lên
  • Có kinh nghiệm hơn 3 năm làm các dự án với công nhân
  • Có kinh nghiệm trong các nghiên cứu, khảo sát nhu cầu
  • Có kinh nghiệm viết báo cáo

6. Thời gian

  • Thời gian diễn ra khảo sát: từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 04 năm 2022
  • Thời gian viết báo cáo: Bản nháp được hoàn thành vào ngày 10 tháng 5 năm 2022, ngày 19 tháng 05 năm 2022 gửi bản báo cáo cuối cùng

7. Số ngày làm việc của chuyên gia

  • Số ngày làm việc được chấp thuận cho hoạt động này là 04 ngày

8. Liên hệ

Mọi thông tin xin liên hệ ông Lê Bích Phong – Quản lý chương trình theo thông tin:

  • Địa chỉ văn phòng: số 205 đường số 9A, Khu dân cư Trung Sơn, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM
  • Điện thoại: 028-54319580 – Email: phong@life-vietnam.org  –  DĐ: 0919 385 948 trước 17h ngày 05 tháng 04 năm 2022

*Thông tin chung

Từ 01/2022 đến 06/2022, trung tâm LIFE hợp tác cùng tổ chức OXFAM thực hiện dự án Trao quyền cho Công nhân dệt may để góp phần cải thiện đời sống của họ với nguồn tài trợ từ GIZ – Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển, Cộng hòa Liên bang Đức. Hội thảo khởi động dự án là một hoạt động trong hợp phần nhằm giới thiệu dự án một cách chính thức và thu hút sự đồng thuận tham gia của các bên liên quan.

Dự án với 3 mục tiêu chính (i) Xây dựng nhóm công nhân nồng cốt có khả năng xác định và nói lên nhu cầu, nguyện vọng được cải thiện đời sống của người lao động (ii) Tạo kênh giao tiếp đa chiều giữa đại diện người lao động, BGĐ nhà máy và chính quyền địa phương nhằm cải thiện đời sống người lao động (iii) Đúc kết và chia sẻ bài học kinh nghiệm của dự án.

Chủ đề: Kỹ năng giao tiếp và Kỹ năng làm việc nhóm

*Thông tin về hoạt động

Thời gian và dịa điểm thực hiện tập huấn: Do đặc thù của Dự án, thời gian và địa điểm tập huấn chính thức sẽ được lựa chọn, thống nhất và thông báo cho giảng viên 7-14 ngày trước khi triển khai.

Tập huấn:

  • Số lượng học viên: 25 – 35 người/lớp
  • Đối tượng: Cộng tác viên dự án

Sự kiện Điểm Hẹn Cuối Tuần (2 buổi/ngày):

  • Số lượng tham dự: 30 – 50 người/buổi
  • Đối tượng: Công nhân tại Bình Dương & TP.HCM

Số lượng giảng viên: 1

Số ngày làm việc: 3.5 ngày

  • Soạn thảo tài liệu tập huấn: 1 ngày
  • Tập huấn cho Cộng tác viên dự án: 1 ngày
  • Điều hành sự kiện Điểm Hẹn Cuối Tuần: 1 ngày
  • Viết báo cáo: 0.5 ngày

*Nhiệm vụ chính của giảng viên

Chủ động liên hệ với Quản lý Dự án/Cán bộ Dự án để cập nhật thông tin và xếp lịch cho các hoạt động.

Thực hiện đầy đủ báo cáo sau tập huấn và sau sự kiện theo hướng dẫn của Trung tâm LIFE, gửi lại đầy đủ báo cáo trong vòng 7 ngày sau khi kết thúc từng hoạt động.

Hỗ trợ Dự án tìm kiếm các nhân tố, câu chuyện thành công trong quá trình thực hiện buổi tập huấn và điều hành sự kiện. Thông báo cho Quản lý Dự án/Cán bộ Dự án để kịp thời hỗ trợ và ghi nhận thông tin.

*Yêu cầu về giảng viên

  • Có hơn 3 kinh nghiệm về các lĩnh vực tập huấn nhóm cộng đồng, tập huấn kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm
  • Là giảng viên hoặc cán bộ tập huấn cho các dự án tập huấn dài hạn
  • Có khả năng ứng dụng các phương pháp giáo dục chủ động
  • Có khả năng làm việc với cộng đồng và điều hành làm việc nhóm

*Định mức chi trả dựa trên báo giá và thỏa thuận của hai bên

Deadline: 29/04/2022

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Ms. Đào Nhật Minh – Email: minh@life-vietnam.org  –  DĐ: 0974 396 562

Ngày 26 tháng 3 năm 2021, Trung tâm Life và dự án EpiC cùng đại diện cơ quan Quốc Tế Hoa Kỳ USAID và PEPFAR đã có buổi thảo luận, chia sẻ cùng đại diện Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, các Trung tâm y tế huyện/thành phố, trạm y tế xã/phường của tỉnh Đồng Nai và các tổ chức cộng đồng đang triển khai hoạt động can thiệp dự phòng HIV/AIDS tại đây.

Đoàn đại biểu đến tham dự hội thảo

Đến tham dự hội thảo có, BS. Nguyễn Hữu Tài – PGĐ Sở Y tế, Bs. Trần Ngọc Quang – PGĐ CDC Đồng Nai, Bs. Nguyễn Xuân Quang – Phó trưởng khoa phòng, chống HIV/AIDS – CDC Đồng Nai, Ông Mark Trogger, Trưởng Văn Phòng Điều Phối chương trình PEPFAR tại Việt Nam, Bà Lopa Basu, Chuyên viên cao cấp về Lao và HIV của USAID ThS K’Voi – chuyên viên Phòng Y tế của USAID, đại diện của tổ chức CCRD, 17 đơn vị bao gồm bệnh viện, phòng khám ngoại trú huyện/TP, các trạm y tế, phòng khám cộng đồng, dự án EpiC Trung tâm LIFE và 7 tổ chức cộng đồng (CBO) đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Hội thảo nhằm chia sẻ kịp thời các kết quả đạt được trong công tác phòng chống HIV/AIDS cũng như thảo luận các chiến lược ưu tiên, cơ chế phối kết hợp giữa Cơ sở Y tế và các Tổ chức cộng đồng, thúc đẩy cải thiện chất lượng dịch vụ nhằm hướng đến kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Một trong những chiến lược ưu tiên của Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng là đáp ứng y tế công cộng. Trong đó, vai trò của các tổ chức cộng đồng vô cùng quan trọng trong việc đồng hành cùng y tế để thực hiện công tác thông báo và xét nghiệm bạn tình, bạn chích của người nhiễm mới nhằm xác định thông tin chùm lây nhiễm, nhanh chóng xét nghiệm các trường hợp nguy cơ, đưa vào điều trị sớm, khoanh vùng địa bàn để tập trung can thiệp hiệu quả. Bs.Nguyễn Hữu Tài – Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai chia sẻ “CDC Đồng Nai chắc chắn sẽ có giải pháp để rút ngắn thời gian và cách thức phù hợp để chia sẻ kết quả nhiễm mới đến CBO nhằm tăng cường hiệu quả công tác thông báo bạn tình, bạn chích. LIFE và CDC Đồng Nai cần có thỏa thuận hợp tác càng sớm càng tốt để thực hiện quy trình này.”

Bs.Nguyễn Hữu Tài – Phó Giảm đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai chia sẻ với đại biểu

Bên cạnh đó, việc cung cấp dịch vụ lấy khách hàng làm trọng tâm luôn được quan tâm và thảo luận nhằm mang đến sự thuận tiện, hài lòng cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ liên quan đến thăm khám, điều trị HIV/AIDS. Epic đã và đang hỗ trợ thực hiện hoạt động này tại các cơ sở y tế. Trong khi đó, LIFE tập trung vào cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ của các tổ chức cộng đồng thông qua đánh giá sự hài lòng trên ứng dụng D.Health.

Nhằm đảm bảo dự phòng HIV hiệu quả, điều trị dự phòng PrEP là một trong những chiến lược được quan tâm thảo luận. Thông quan mô hình hợp tác giữa Y tế và Cộng đồng (C2P), tại Đồng Nai, các cơ sở y tế luôn sẵn sàng làm việc ngoài giờ để cung cấp PrEP linh hoạt cho khách hàng do CBO chuyển đến. Thêm vào đó, Sở Y tế và CDC Đồng Nai sẵn sàng mở rộng cơ sở, hỗ trợ thực hiện các hoạt động PrEP lưu động nếu CBO đề xuất các khu vực trọng điểm, có nhiều khách hàng tiềm năng.Bên cạnh đó, Sở Y tế và CDC ủng hộ việc đẩy mạnh hơn nữa truyền thông về PrEP đến các khu vực vùng sâu vùng xa của địa phương.

Bà Lopa Basu, chuyên viên cao cấp về Lao và HIV của USAID nhấn mạnh: “Các kết quả tuyệt vời mà tỉnh Đồng Nai đạt được trong công tác phòng, chống HIV/AIDS là minh chứng rõ ràng cho việc nhà nước kết hợp với cộng đồng để đáp ứng y tế công cộng. Những gì Đồng Nai đã làm để đáp ứng dịch HIV là bài học cho cả thế giới”.

Bà Lopa Basu, Chuyên viên cao cấp về Lao và HIV của USAID khen ngợi kết quả mà tỉnh Đồng Nai đạt được và nêu lên sự quan trọng trong việc “đáp ứng” trong chiến dịch phòng chống HIV/AIDS

Ở Việt Nam. tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) thời gian qua tăng nhanh ở mức đáng báo động. Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế về kết quả giám sát trọng điểm hàng năm cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM tăng từ 2,3% năm 2012 lên 12,2% vào năm 2017.

Tại Đồng Nai, tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM cũng liên tục tăng qua các năm và nam thanh niên quan hệ tình dục đồng giới (MSM) có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn so với nhóm MSM lớn tuổi. Báo cáo các trường hợp nhiễm mới được phát hiện trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới giai đoạn từ 01/10/2017 – 30/09/2018 cho thấy số ca nhiễm HIV trong độ tuổi 10-24 tăng 37,6%, so với 26,0% ở nhóm MSM nói chung. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân nhóm MSM trẻ có tỷ lệ nhiễm HIV cao là do kiến thức và hành vi tình dục an toàn còn rất hạn chế. Đặc biệt với nhóm MSM trẻ nông thôn do lo sợ kỳ thị, phân biệt đối xử và tình trạng này có thể xảy ra ngay cả trong gia đình với những người thân; sự hạn chế tiếp cận các dịch vụ dự phòng bao gồm cả thông tin truyền thông do không sẵn có dịch vụ hoặc do thu nhập thấp v.v… được coi là rào cản đối với việc giáo dục nâng cao sức khỏe tình dục và phòng chống bệnh tật nói chung và dự phòng lây nhiễm HIV nói riêng.

Theo các khảo sát cho thấy, việc tiếp cận với các thông tin về phòng, chống HIV/AIDS qua công nghệ thông tin như mạng xã hội là kênh chủ yếu với nhóm MSM ở thành phố nhưng lại là hạn chế với thanh niên nông thôn có thu nhập thấp. Tuy vậy cũng qua khảo sát, thanh niên MSM nông thôn lại có nhu cầu và sở thích khám phá các vấn đề về mối quan hệ tình dục, danh tính, tình yêu, và các vấn đề cuộc sống khác của lứa tuổi thanh niên thông qua các nhân viên tiếp cận đồng đồng mà họ tin tưởng cũng như tham gia vào các nhóm hay câu lạc bộ đồng đẳng.

Buổi truyền thông về dự phòng HIV/AIDS và sức khỏe tình dục

Nắm bắt được những đặc điểm đó, ngay từ năm 2014, Trung tâm LIFE cùng 4 CBO tại Đồng Nai bao gồm Xuân Hợp, Gnet Biên Hòa, Thanh Niên Long Khánh và Niềm Tin Xanh đã chủ động tìm kiếm những MSM trẻ khó tiếp cận thông qua kết nối với các Câu lạc bộ Kỹ năng sống. Câu lạc bộ Kỹ năng sống đầu tiên được thành lập năm 2014 tại Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cung cấp cho nhóm MSM trẻ những kiến thức, kinh nghiệm và khả năng thiết yếu để thích nghi và ứng xử tích cực. Thông qua hoạt động của Câu lạc bộ Kỹ năng sống, các CBO đã có thể tiếp cận và chia sẻ các kiến thức và kỹ năng phòng chống HIV/ AIDS và các nội dung sức khỏe tình dục khác trong lịch trình hoạt động của Câu lạc bộ. Các chủ đề thường xuyên được trao đổi và chia sẻ của Câu lạc bộ không chỉ là dự phòng lây nhiễm HIV, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà còn giúp các em hiểu hơn về những kỳ vọng của gia đình, tôn giáo và xã hội; những biểu hiện và ý nghĩa của tình yêu và sự thân thiết, chống phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT. Các câu lạc bộ cũng định kỳ tổ chức các sự kiện để đáp ứng nhu cầu và sở thích giao lưu trong nhóm MSM. Trong quá trình sinh hoạt cùng với các thành viên câu lạc bộ, các nhân viên tiếp cận cộng đồng của CBO đã hỗ trợ những MSM có nguy cơ làm xét nghiệm sàng lọc HIV tại phòng riêng tại chỗ hoặc chuyển gửi dịch vụ khác khi các khách hàng có nhu cầu.

Một buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ Kỹ năng sống tại Đồng Nai

Với sáng kiến tiếp cận phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của nhóm MSM trẻ nông thôn nên chỉ trong năm tài chính 2018 (từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 9 năm 2019) tại Đồng Nai, Trung tâm LIFE và các CBO đã tiếp cận gần 500 người thông qua 5 sự kiện truyền thông lớn và hơn 1.000 người thông qua 40 buổi truyền thông nhỏ.  Ngoài ra, các CBO cũng mời các chuyên gia từ ngành y tế, các cơ sở giáo dục và chính quyền địa phương tham dự các sự kiện này để một mặt giúp nâng cao nhận thức của họ về thực trạng nhiễm HIV trong các nhóm dân số nguy cơ cao và hỗ trợ, đồng thời cũng vận động để các tổ chức, cá nhân này tạo điều kiện thuận lợi và ủng hộ cho hoạt động của các CBO tại địa phương trong ứng phó với HIV/AIDS. Cũng thông qua tiếp cận trực tiếp, các kỹ năng tiếp cận, tìm kiếm và trao đổi thông tin qua mạng xã hội của nhóm MSM trẻ cũng được nâng cao. Nhiều thông tin liên quan đến kiến thức, kỹ năng phòng, chống HIV/AIDS; chăm sóc sức khỏe, tình yêu v.v… cũng đã được các thành viên chia sẻ kịp thời và hào hứng trên trang Fan của CBO và Facebook của các thành viên của họ, thông tin về những sự kiện đó đã đạt hơn 10.000 lượt xem trực tuyến. Từ đó, một mạng lưới vững mạnh đã được hình thành để hỗ trợ MSM trẻ, từ cuộc sống thực đến nền tảng Internet.

Từ nâng cao nhận thức và kiến thức, hành vi về phòng, chống HIV/AIDS trong nhóm MSM trẻ cũng đã tăng nhanh. Kết quả là, xét nghiệm HIV tại tỉnh Đồng Nai, trong năm tài chính 2019 của nhóm Dự án LIFE do USAID tài trợ (từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 9 năm 2019) đã tư vấn cho 2.441 MSM trẻ và cung cấp 2.158 lượt xét nghiệm HIV trong đó có tới 106 (4,9%) người được khẳng định dương tính với HIV, tất cả các trường hợp HIV dương tính đã được chuyển tiếp vào điều trị ARV. Kết quả này đóng góp tới 37,6% số trường hợp MSM mới  nhiễm HIV (282 người) và đóng góp tới 11,5% tổng số trường hợp mới nhiễm HIV được tìm thấy trong giai đoạn này ở tỉnh Đồng Nai.

Khi được hỏi, một MSM trẻ nông thôn đang còn là học sinh trung học phổ thông đã cho biết “Tôi thực sự rất thích chương trình này. ban đầu tôi thực sự không muốn tham gia sự kiện vì ngại ngùng, nhưng các bạn đã dạy tôi rất nhiều điều để bảo vệ bản thân khỏi HIV và các hành vi tình dục nguy cơ. Tôi thực sự luôn nhớ tới các nội dung sinh hoạt về tình dục an toàn mà của bạn đã trao đổi khi ai đó yêu cầu tôi quan hệ tình dục không dùng bao cao su”.

 “Bây giờ tôi đang học lớp mười một. Tôi đến câu lạc bộ và nó khiến tôi nhận ra bao nhiêu căn bệnh tình dục nguy hiểm ngoài kia. Tôi muốn hạnh phúc và thành công trong cuộc sống, bây giờ tôi đã biết làm gì để được an toàn và sẽ tập trung vào việc học và tránh xa những người xấu” – Một học sinh trung học phổ thông khác tham gia câu lạc bộ cũng cho biết.

Không chỉ là thanh niên MSM, một số phụ huynh khi tìm hiểu và biết rằng con cái của họ tham gia sinh hoạt trong các Câu lạc bộ Kỹ năng sống một cách lành mạnh cũng phấn khởi cho biết:

“Chúng tôi rất vui với sự động viên và hướng dẫn của con trai tôi. Anh ấy bây giờ tự tin và hướng ngoại hơn. Điểm của anh ấy cũng đang được cải thiện ở trường. Cảm ơn vì tất cả!”.

Với kinh nghiệm triển khai mô hình Câu lạc bộ Kỹ năng sống tại tỉnh Đồng Nai nó giúp chúng ta một bài học mà rất nhiều người quản lý và triển khai chương trình có thể vẫn quên đó là: Phân tích khách hàng là yếu tố hết sức quan trọng vì với các nhóm khách hàng khác nhau sẽ có đặc điểm khác nhau, có sở thích và khả năng tiếp cận thông tin và dịch vụ khác nhau. Do vậy không thể áp dụng một mô hình duy nhất cho các nhóm khách hàng mà cần có sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt. Khi chúng ta luôn lấy khách hàng làm trung tâm trong cung cấp dịch vụ thì các khó khăn đều có các giải pháp để khắc phục và thực hiện một cách hiệu quả.

Ngày 18 tháng 3 năm 2022 vừa qua, dự án USAID/PATH STEPS, USAID/LIFE LADDERS và USAID/FHI360 EpiC đã tổ chức NGÀY SÁNG TẠO cùng cộng đồng với hơn 20 tổ chức, phòng khám, các tổ chức cộng đồng (CBO) tham dự nhằm mục tiêu xây dựng chiến dịch truyền thông toàn quốc về PrEP.

Hình 1. Các tổ chức cộng đồng đang bàn luận về chân dung khách hàng mục tiêu  

Cuộc họp bao gồm các phiên thảo luận về tình hình cộng đồng liên quan đến PrEP, trong khuôn khổ cuộc họp, các nhóm khách hàng được chia ra thành 5 nhóm nhỏ có nguy cơ nhiễm HIV cao dựa trên số liệu thống kê của các cơ quan y tế về tình hình dịch HIV/AIDS: MSM học sinh, sinh viên; MSM công nhân; MSM trung niên/văn phòng, MSM Chemsex sử dụng chất và nhóm khách hàng chuyển giới.

Các dự án bàn về độ hiểu biết của các nhóm khách hàng về PrEP, tìm hiểu những rào cản, hạn chế khi đưa PrEP tiếp cận đến cộng đồng, từ đó dựa vào để đưa ra phương hướng tháo gỡ giúp thúc đẩy việc sử dụng PrEP. Bên cạnh đó, cuộc họp cũng đề cập đến việc tìm hiểu kĩ hơn về nhu cầu, xu hướng và khoảng trống trong các chiến dịch về PrEP, đưa ra những gợi ý về tên chiến dịch, thông điệp và những kênh truyền thông hiệu quả cho từng nhóm khách hàng mục tiêu.

Đại diện của từng nhóm chia sẻ về những rào cản của khách hàng khi tiếp cận PrEP 

Các tổ chức cộng đồng của các dự án, đặc biệt USAID/LIFE LADDERS đã có những đóng góp sáng tạo, lấy khách hàng làm trọng tâm để đưa ra những ý kiến, thông điệp và những giải pháp đóng góp thực sự hữu ích cho cộng đồng.

Đại diện ban điều hành của 6 tổ chức cộng đồng (CBOs) Hà Nội vừa hoàn thành tốt đẹp chuyến công tác đầu tiên  với Trung Tâm Nâng Cao Chất Lượng Cuộc Sống (LIFE) tại TPHCM từ ngày 17-20/3 năm 2022. Trong lần làm việc chính thức này, CBOs Hà Nội được kết nối, gặp gỡ và làm việc trực tiếp với Trung Tâm Life và các đối tác cộng sự, giúp đôi bên hiểu nhau hơn, gắn kết và tin tưởng nhau hơn. Đoàn công tác có cơ hội được hiểu hơn về dự án mình đang hợp tác với LIFE, , đồng thời được tập huấn kỹ năng giám sát và đánh giá (M&E), tìm hiểu quy trình và thực hành biểu mẫu báo cáo tài chính cho dự án đồng thời giao lưu và kết nối với ban lãnh đạo và các đồng nghiệp ở LIFE.

CBO tham gia tập huấn về giám sát và đánh giá dữ liệu    

Không nặng nề thuyết trình hay nghe giảng một chiều nhàm chán, LIFE nâng cao năng lực, hỗ trợ kỹ thuật cho các CBOs Hà Nội qua các trò chơi nhóm tương tác thú vị, thực hành qua những ví dụ tình huống thực tế, trên giấy tờ cụ thể. Các bạn tiếp nhận những kiến thức kỹ thuật ’khó nhằn’ và trải nghiệm những yêu cầu thủ tục giấy tờ hoá đơn ‘đa dạng’ của LIFE một cách chủ động, thiết thực và sâu sắc.

Ngoài ra, Cơ chế Hợp Tác Cơ Sở Y Tế và Tổ chức cộng đồng (C2P) cũng là một trong những nội dung thiết thực mà các đại biểu được tìm hiểu và tiến tới áp dụng ngoài Hà Nội. Sự phối hợp đôi bên cùng có lợi của SMCS- PK Gallant, FGG Vietnam – OPC Gò Vấp, Aloboy- OPC Thủ Đức đã cho các bạn một cái nhìn hoàn toàn mới về tương lai phát triển tổ chức và quan hệ đối tác chiến lược. Những thắc mắc được giải đáp, những câu chuyện vượt qua khó khăn được chia sẻ, những thành quả đầy cảm hứng, phần nào củng cố tự tin và nhiệt huyết cho các nhóm Hà Nội để tiếp tục hoạt động hiệu quả vì cộng đồng. Trung tâm LIFE cũng cam kết điều phối, kết nối và hỗ trợ các CBO trong các hoạt động C2P sắp tới.

CBO Hà Nội đến tham văn phòng của CBO Hồ Chí Minh      

Cũng trong lần vào TPHCM này, đại diện các CBO tận dụng thời gian để tham dự cuộc họp sáng tạo với cộng đồng chiến dịch tạo cầu PrEP, cùng với các đại biểu của dự án thuộc sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ- USAID: LIFE/LADDERS, PATH/STEPs và FHI360/Epic gợi mở, lên ý tưởng và thảo luận về cách tiếp cận truyền thông tạo cầu về PrEP cho nhóm đích nam quan hệ đồng giới (MSM) và chuyển giới nữ (TG).

CBO Hà Nội tham gia “Ngày Sáng Tạo” cùng các CBO thuộc 3 dự án LIFE/LADDERS, PATH/STEPS, FHI360/EpiC do USAID tài trợ

Các nhóm CBO Hà Nội còn được trao đổi giao lưu với các nhóm CBOs Hồ Chí Minh bằng việc đến tham quan, lắng nghe, lấy cảm hứng học hỏi phát triển. Glink HCM, SMCS, Aloboy, M4M, Gia Tộc Rồng và G3VN chào đón đoàn khách phương xa với trà, bánh với những câu chuyện đầy cảm hứng.  Một lần nữa các CBO Hà Nội có thêm niềm tin vào tương lai tươi sáng cho tổ chức mình, chỉ cần cố gắng là có thể đạt được mục tiêu.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay thì việc ứng dụng nó trong quản lý các chương trình sức khỏe nói chung và trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS nói riêng trong những năm gần đây đã có rất nhiều tiến bộ. Nhờ ứng dụng công nghệ số trong quản lý thông tin khách hàng nên việc lưu trữ, trích xuất thông tin của khách hàng bao gồm cả báo cáo cho các cơ quan chức năng khi cần hết sức nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sức khỏe khách hàng thời gian qua chủ yếu được áp dụng trọng hệ thống các cơ sở y tế nhà nước, nơi được đầu cơ sở vật chất cũng như trình độ cán bộ về công nghệ thông tin tốt hơn.

Với các tổ chức cộng đồng làm trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS với chức năng chính là tiếp cận khách hàng để truyền thông, tư vấn và cung cấp dịch vụ bao gồm cả chuyển gửi khách hàng đến các cơ sở y tế để nhận các dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS như PrEP; ARV thì việc quản lý khách hàng cho đến nay vẫn chủ yếu được thực trên trên giấy. Việc quản lý hồ sơ khách hàng bằng giấy theo cách truyền thống có rất nhiều bất cập do lượng khách hàng và thông tin về khách hàng ngày càng nhiều dẫn đến một số lượng hồ sơ khách hàng bằng giấy khổng lồ, chưa kể khi cần việc trích xuất, cập nhật thông tin khách hàng về sử dụng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS gặp rất nhiều khó khăn.

Nhằm hạn chế các nhược điểm trong quản lý khách hàng bằng phương pháp giấy tờ hay sổ sách truyền thông, thời gian qua một số nhân viên tiếp cận cộng đồng hoặc một số dự án đã triển khai ứng dụng quản lý khách hàng bẳng máy tính với việc sử dụng phần mềm excel cho các nhân viên tiếp cận cộng đồng. Dù việc sử dụng phầm mềm excel đã đáp ứng được một phần nhu cầu lưu trữ, quản lý và báo cáo hoạt động của dự án nhưng vẫn còn những nhược điểm như quá nhiều sổ sách, mất thời gian nhập từ file giấy, tổng hợp, phân tích, báo cáo và theo thời gian, cơ sở dữ liệu của dự án ngày càng nhiều nên việc quản lý dữ liệu khách hàng, theo dõi, trích xuất dữ liệu phục vụ công tác quản lý vẫn gặp nhiều khó khăn.

Với mục đích có một phần mềm quản lý khách hàng đơn giản để các tổ chức cộng đồng có thể dễ dàng sử dụng được nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu quản lý dữ liệu và trích xuất dữ liệu một cách nhanh chóng phục vụ cho việc cải thiện chất lượng chương trình. Trung tâm LIFE với sự hỗ trợ của Dự án Tăng cường Kết nối cộng đồng phòng, chống HIV (C-Link) phía Nam đã phát triển phần mềm hệ thống dữ liệu cộng đồng. Sau khi phát triển phần mềm, Trung tâm đã tổ chức tập huấn và hướng dẫn cho các tổ chức cộng đồng cũng như hỗ trợ từng tiếp cận viên sử dụng phần mềm này để quản lý khách hàng. Trung tâm LIFE đã triển khai áp dụng phần mềm này cho 17 CBO tham gia dự án kể từ tháng 01/2017.

Hình 1. Danh sách khách hàng đang được chăm sóc trên App D.HEALTH

Sau một thời gian sử dụng, qua phản ánh của các tiếp cận viên cộng đồng và các tổ chức cộng đồng cho thấy phần mềm có rất nhiều ưu điểm:

  • Giúp tra cứu nhanh thông tin của khách hàng dựa vào mã số khách hàng;
  • Quản lý danh sách khách hàng theo các phân loại riêng nhằm phục vụ cho việc chăm sóc khách hàng, ví dụ như khách hàng nhiễm HIV chưa được kết nối điều trị HIV, khách hàng bỏ trị hoặc khách hàng mất dấu,… từ đó có các giải pháp tư vấn và chăm sóc khách hàng thuận lợi, kịp thời.
  • Phần mềm cũng có tính năng theo dõi tiến độ đạt được chỉ tiêu của từng tiếp cận viên, của từng CBO cũng như toàn dự án để giúp mỗi cá nhân biết được mình đã đạt được bao nhiêu so với mục tiêu đã đề ra.
  • Ngoài ra, sử dụng phần mềm này cũng giúp hạn chế việc trùng lắp khách hàng vì nếu nhập trùng thông tin khách hàng thì phần mềm sẽ không cho lưu vào hệ thống.
  • Một ưu việt nữa của phần mềm là giúp phân tích số liệu và trích xuất báo cáo theo thời gian được lựa chọn một cách nhanh chóng và chính xác.

Trên cơ sở thành công ban đầu, Trung tâm LIFE tiếp tục cải tiến và nâng cấp hệ thống quản lý và thu thập dữ liệu cũ lên ứng dụng trên nền tảng web với tên gọi quản lý sức khỏe khách hàng trên nền tảng số (Digital Health – D.Health). D.Health dựa trên web hiện đã được các CBO thuộc dự án do LIFE quản lý sử dụng để lưu trữ dữ liệu dự án nhằm theo dõi việc sử dụng dịch vụ của khách hàng, cung cấp dịch vụ của các tổ chức cộng đồng và hiệu suất tổng thể của chương trình. Ngoài ra, D.Health còn giới thiệu các thông tin và dịch vụ khác như xét nghiệm giáo dục, tự kiểm tra, PrEP, STIs, tư vấn sức khỏe tình dục, kỳ thị và phân biệt đối xử …

Hình 2. Hệ thống dữ liệu cộng đồng D.HEALTH và hệ thống dữ liệu y tế nhà nước liên kết với nhau

D.Health cũng có không gian để các CBO tổ chức cũng như khách hàng tham gia các sự kiện trực tuyến, trò chơi, câu đố và thực hiện khảo sát có cấu trúc. Để tăng khả năng hiển thị và khả năng tiếp cận của các dịch vụ được quảng bá thông qua D.Health, C-Link đã nâng cấp D-Health thành một ứng dụng di động để phục vụ như một cửa hàng trực tuyến do CBO quản lý.

Với mong muốn không chỉ hỗ trợ cho các CBO trong quản lý khách hàng, tương tác với khách hàng, phần mềm còn tiếp tục được nghiên cứu và nâng cấp để có thể chia sẻ thông tin giữa các tổ chức cộng đồng và các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS để tạo ra cơ sở dữ liệu chung trong toàn tỉnh, thành phố. Khi hệ thống dữ liệu này được kết nối, việc giới thiệu khách hàng đến các cơ sở nhận dịch vụ như điều trị ARVhoặc PrEP cũng sẽ được tích hợp vào nhóm dữ liệu chung của tỉnh, thành phố. Sau khi việc kiểm tra dữ liệu đã được thực hiện tại kho dữ liệu tỉnh, thành phố và các đơn vị có thẩm quyền cũng sẽ xác nhận trở lại hệ thống và khi đó việc chuyển tuyến ART hay PrEP có thể được coi là thành công, điều này sẽ kích hoạt việc giải quyết hoàn trả cho CBO đối với chi phí giới thiệu và chuyển tiếp khách hàng một cách nhanh chóng.

Hình 3. Cơ chế quản lý dữ liệu

Có thể nói việc sử dụng công nghệ số trong quản lý các chương trình phòng, chống HIV/AIDS là xu hướng tất yếu và là việc cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt với tất cả các dự án. Nó sẽ giúp không chỉ người quản lý, nhân viên tiếp cận cộng đồng triển khai, quản lý chương trình, khách hàng một cách khoa học và hiệu quả mà còn có khả năng cung cấp thông tin và tương tác với khách hàng một cách trực tiếp và sinh động hơn thông qua điện thoại di động có kết nối internet. Chúng tôi tin rằng việc sử dụng công nghệ số trong quản lý chương trình sẽ giúp cho việc quản lý, cải thiện chất lượng dự án và đóng góp vào sự phát triển bền vững của tổ chức.

Tuy nhiên để nên tảng công nghệ số trong các dự án phòng, chống HIV/AIDS của các tổ chức cộng đồng cũng đòi hỏi các tổ chức phải có nguồn lực nhất định bao gồm cả nguồn lực để phát triển phần mềm, ứng dụng; hệ thống trang thiết bị và đào tạo, tập huấn cho các CBO về việc sử dụng hệ thống này một cách hiệu quả. Một điều khác khi triển khai các ứng dụng công nghệ số này đó là luôn phải đặt quyền lợi của khách hàng là trung tâm nhất là vấn đề bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng lên hàng đầu khi mà kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV vẫn còn là vấn đề khá phổ biến.

Trong những năm qua các tổ chức cộng đồng (CBO) ngày khẳng định vị trí và vai trò lớn hơn trong cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. Ngoài các dịch vụ truyền thống như tiếp cận, truyền thông, tư vấn, cung cấp các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV như bơm kim tiêm sạch, bao cao su và chất bôi trơn và gần đây cung cấp cả các dịch vụ phi truyền thống như xét nghiệm HIV tại cộng đồng. Tuy nhiên một số dịch vụ y tế chuyên sâu như điều trị PrEP; điều trị HIV/AIDS bao gồm cả ARV; điều trị Methadone thì việc chuyển khách hàng đến cơ sở y tế hay phòng khám nhận dịch vụ là cần thiết và là một trong những nhiệm vụ của các CBO để giúp khách hàng được tiếp cận các dịch vụ về dự phòng và điều trị HIV/AIDS một cách liên tục và hiệu quả.

Trước đây và ngay cả hiện nay ở nhiều nơi, với tổ chức cộng đồng việc chuyển gửi khách hàng tới các phòng khám cung cấp dịch vụ phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ cá nhân của các tiếp cận viên với phòng khám cung cấp dịch vụ. Do vậy nhiều tiếp cận viên gặp khó khăn trong việc chuyển gửi và chăm sóc khách hàng sau khi gửi đến các phòng khám cũng như mất nhiều thời gian cho việc xác minh số liệu cũng như xác nhận việc chuyển gửi thành công. Cũng do không có một quy trình hoặc cơ chế phối hợp cụ thể nên ngay các cơ sở y tế đôi khi cũng rất lúng túng hoặc mất rất nhiều thời gian cho việc liên lạc với các tiếp cận viên của các dự án khác nhau. Các cơ sở y tế cũng không có số liệu báo cáo từ các CBO và hậu quả là khách hàng có thể không nhận được các dịch vụ thân thiện và có chất lượng.

Nhận thấy việc cần thiết phải giúp khách hàng tiếp cận dịch vụ chuyển tiếp, nhất là các dịch vụ xét nghiệm và điều trị HIV một cách nhanh nhất và hỗ trợ khách hàng duy trì và tuân thủ điều trị ARV, đồng thời để có cơ chế trao đổi và phản hồi nhanh nhất giữa CBO với các cơ cở y tế cung cấp dịch vụ, Trung tâm LIFE đã thí điểm và triển khai mô hình quan hệ đối tác giữa CBO với các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ/phòng khám tại thành phố Hồ Chí Minh.

Với cơ chế này, ở cấp thành phố LIFE thảo luận và ký kết với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố mà trước đây là Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS một cơ chế phối hợp. Nội dung cơ chế phối hợp này có nhiều điều khoản và nội dung khác nhau trong đó có cơ chế để các CBO và cơ sở cung cấp dich vụ phòng, chống HIV trong thành phố chuyển gửi, tiếp nhận và phản hồi thông tin về khách hàng được chuyển gửi cũng như xác nhận chuyển gửi thành công. Từ cơ chế phối hợp đã được ký kết giữa Trung tâm LIFE và CDC tỉnh, Trung tâm LIFE, các CBO sẽ ký biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận hợp tác 3 bên gồm LIFE; CBO và Phòng khám. Mỗi CBO sẽ liên kết tối đa với 02 phòng khám cung cấp dịch vụ trên địa bàn mà các CBO đặt văn phòng. Thỏa thuận sẽ đề cập chi tiết các cơ chế chuyển gửi, tiếp nhận, phản hồi thông tin cũng như là xác minh dữ liệu và xác nhận dịch vụ của khách hàng được chuyển gửi giữa CBO và phòng khám. Sau khi ký Thỏa thuận phối hợp, các phòng khám và CBO sẽ định kỳ chia sẻ thông tin về khách hàng và chuyển gửi dịch vụ.

Với mô hình Phòng khám kết nghĩa này, việc chuyển gửi khách hàng thành công đến nhận dịch vụ về xét nghiệm khẳng định HIV và điều trị ARV thành công qua các năm đã tăng lên rất nhanh ở tất cả các quận, huyện triển khai mô hình. Chẳng hạn năm 2018 ở Quận Gò Vấp các CBO chỉ chuyển gửi khoảng 50% khách hàng thành công thì năm 2019 tỷ lệ này đã đạt tới 100% và năm 2020 đạt xấp xỉ 89%.

Cũng do khả năng thích ứng với nhu cầu của khách hàng (ví dụ: linh hoạt giờ làm việc) và nhân viên có sự hiểu biết sâu sắc về khách hàng từ việc tham gia vào các hoạt động của CBO nên một số các phòng khám cũng đã thu hút một lượng lớn khách hàng nhận dịch vụ. Chẳng hạn, chỉ trong quí 2 và quí 3 năm tài chính 2021 các CBO của thành phố Hồ Chí Minh có triển khai mô hình đối tác CBO – Phòng khám đã góp phần tăng rất nhiều số bệnh nhân mới điều trị ARV so với các các quận huyện không có mô hình đối tác này.

Nhận xét về mô hình đối tác CBO – Phòng khám, một cán bộ tại OPC Long Thành đã cho biết: “CBO Full House đã rất tích cực và cung cấp hỗ trợ để chuyển gửi khách hàng và đăng ký và điều trị ARV tại đây”.

Ngoài việc chuyển tiếp dịch vụ việc triển khai thành công mô hình đối tác CBO với các phòng khám còn giúp tăng cường mối liên kết chặt chẽ giữa các phòng khám và các CBO; các tiếp cận viên của CBO, nhân viên phòng khám có cơ hội gặp gỡ thường xuyên cũng như tham gia các cuộc giao ban định kỳ hàng tháng, hàng quý. Từ đó giúp giải quyết nhanh chóng và kịp thời các vấn đề phát sinh như tìm ca, mất hay bỏ điều trị. Việc thẩm tra số liệu, xác minh, xác nhận chuyển gửi thành công cũng như tổng hợp số liệu báo cáo giữa CBO và các phòng khám cũng nhanh chóng và thuận lợi hơn. Các CBO cũng nâng cao được vai trò và vị thế của mình khi làm việc với các cơ quan nhà nước hay phòng khám mà trước đó chủ yếu dựa trên mối quan hệ và năng lực cá nhân. Cũng thông qua mô hình này mà các phòng khám hiểu hơn về năng lực, chất lượng cung cấp dịch vụ qua thông tin phản hồi từ khách hàng và CBO từ đó giúp cho các phòng khám cải thiện chất lượng để trở thành phòng khám thân thiện hơn. Cuối cùng là khách hàng sẽ là người được hưởng lợi khi việc chuyển tiếp dịch vụ được kết nối nhanh chóng, nhận dịch vụ kịp thời cũng như dịch vụ có chất lượng nhất và thân thiện nhất với khách hàng.

 “Các thành viên của CBO G3VN giống như những thành viên trong gia đình của chúng tôi”. Đó là nhận xét của Lãnh đạo OPC Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

Mô hình này cũng phát huy hiện quả trong việc giúp người bệnh không bị gián đoạn điều trị nhất là trong thời điểm dịch COVID-19 nhiều cơ sở y tế bị phong tỏa hay thành phố bị giãn cách xã hội do dịch COVID-19. Không chỉ các CBO giúp việc gửi thuốc ARV cho người bệnh để điều trị bị mắc kẹt trong khu vực cách ly, tất cả nhóm FULL HOUSE ĐỒNG NAI đã được Trung tâm Y tế huyện Long Thành, Đồng Nai cấp giấy phép đi lại trong thời gian giãn cách xã hội để thuận lợi trong di chuyển và các nhân viên này cũng đã được ưu tiên chủng ngừa vắc xin COVID-19 trong nhưng đợt tiêm đầu tiên.

Mô hình đối tác CBO-Phòng khám chính thức được triển khai lần đầu từ năm 2015 tại Dự án Cộng đồng phòng, chống HIV/AIDS khu vực phía Nam (C-Link) do USAID hỗ trợ, từ thành công của những mô hình ban đầu về sự liên kết giữa CBO và phòng khám đã được chứng minh là hiệu quả, giải quyết nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ nhanh chóng, thân thiện chất lượng hơn, Trung tâm LIFE đã triển khai mở rộng mô hình này ra tất cả các CBO và các phòng khám cung cấp dịch vụ HIV/AIDS tại các quận, huyện của thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp đến đã mở rộng ra 03 huyện có gánh nặng HIV cao ở tỉnh Đồng Nai.

Bài học rút ra khi triển khai mô hình đối tác giữa CBO và các phòng khám đó là chúng ta có thể nhân rộng mô hình này ra các tỉnh thành phố khác, tuy nhiên cần lưu ý một số các điểm sau:

  • Cần phải xây dựng năng lực và huấn luyện CBO trong việc xây dựng niềm tin và uy tín đối với phòng khám vì mối quan hệ đối tác rất cần niềm tin và uy tín, điểm này các CBO trước đây chưa thực sự chú trọng và còn hạn chế.
  • Cần phải liên tục nuôi dưỡng và thường xuyên đánh giá mối quan hệ kết nghĩa CBO với phòng khám để duy trì và tăng cường mối quan hệ hợp tác này. Bất cứ khó khăn vướng mắc nào nếu có cần được giải quyết kịp thời giữa CBO và phòng khám, nếu cần đơn vị phụ trách các CBO (Trung tâm LIFE) sẽ hỗ trợ để tạo thuận lợi cho việc nuôi dưỡng mối quan hệ này cũng như tạo uy tín và niềm tin của các CBO với các đối tác khác.
  • Cần phải vận động để các CBO như một phần không thể thiếu được của các phòng khám bao gồm nguồn cung cấp khách hàng thường xuyên; báo cáo hoạt động cũng như phản hồi thông tin giúp cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ.
  • Các phòng khám từ cơ chế kết nghĩa này có thể cần được đầu tư, đào tạo thêm và hỗ trợ kỹ thuật để có thể phục vụ các nhu cầu khác nhau của khách hàng.