Ngày 13/03/2022, hội thảo Triển khai dự án: “Trao quyền cho công nhân dệt may để nâng cao chất lượng cuộc sống của họ” đã được diễn ra thành công với sự chủ trì của Trung tâm Nâng cao Chất lượng Cuộc sống (LIFE Centre).

Hình 1: Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến cho những hoạt động của dự án

Đây là hoạt động đầu tiên nằm trong dự án kéo dài 6 tháng được thực hiện thông qua sự hợp tác của LIFE Centre và Tổ chức OXFAM với nguồn quỹ từ GIZ – Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển, Cộng hòa Liên bang Đức. Bên cạnh việc giới thiệu tổng quan về dự án, hội thảo cũng tạo cơ hội để các bên liên quan được tham gia vào phiên đối thoại lấy ý kiến nhằm đạt được sự ủng hộ đối các mục tiêu mà dự án đang nhắm tới và cùng thảo luận cách để triển khai các chuyên đề nâng cao năng lực sao cho hiệu quả, tạo ra những tác động tích cực đến cuộc sống người lao động.

Hình 2: Các đại biểu cùng nhau chụp hình lưu niệm

Hy vọng trong các hoạt động tiếp theo của dự án, LIFE Centre sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ phía các đối tác, các nhãn hàng, đại diện nhà máy, đại diện chính quyền và anh chị em người lao động.

Trung Tâm LIFE kính mời quý Công ty/ Chuyên gia tư vấn có đủ điều kiện và năng lực tham gia chào giá cho hồ sơ “Đánh giá năng lực thực hiện mua sắm dịch vụ phòng chống HIV/AIDS và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác của các tổ chức xã hội (SCANA)”. Hồ sơ quan tâm gồm có:

  • Bản sao giấy phép kinh doanh đối với tổ chức hoặc Sơ yếu lý lịch đối với chuyên gia cá nhân
  • Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm
  • Đề xuất về giá, thời gian và phương pháp triển khai

– Hình thức: Chào giá cạnh tranh
– Phương thức: Một túi hồ sơ
– Thời gian nhận hồ sơ quan tâm: Từ 15h00 ngày 28/02/2022 đến 15h00 ngày 03/03/2022
– Hồ sơ mời chào giá được phát hành miễn phí tại địa chỉ 205 đường số 9A, KDC Trung Sơn, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TPHCM, hoặc truy cập website www.life-vietnam.org để tải hồ sơ mời quan tâm
– Thời gian xét chọn hồ sơ quan tâm: Ngày 03/03/2022
– Hồ sơ chào giá nộp trực tiếp hoặc gửi mail theo các địa chỉ sau:

  • Địa chỉ nhận: 205 đường số 9A, KDC Trung Sơn, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TPHCM. ĐT: 028.54319580
  • Mail: lifevietnam@life-vietnam.org

Trung Tâm Nâng Cao Chất Lượng Cuộc Sống kính mời quý Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, đủ điều kiện và năng lực tham gia chào hàng cạnh tranh gói mua sắm “Mua máy tính, máy in, thiết bị họp trực tuyến”. Hồ sơ chào hang cạnh tranh gồm có:

  • Bản sao giấy phép kinh doanh
  • Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của đơn vị chào giá
  • Đề xuất về kỹ thuật
  • Đề xuất về giá
  • Xuất xứ hàng hóa, tiến độ giao hàng

– Hình thức: Chào hàng cạnh tranh
– Phương thức: Một túi hồ sơ
– Thời gian nhận hồ sơ chào giá: Từ 10h00 ngày 25/02/2022 đến 14h00 ngày 02/03/2022
– Hồ sơ mời chào giá được phát hành miễn phí tại địa chỉ 205 đường số 9A, KDC Trung Sơn, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TPHCM, hoặc truy cập website www.life-vietnam.org để tải hồ sơ chào giá
– Thời gian xét chọn đơn vị cung cấp: Ngày 02/03/2022
– Hồ sơ chào giá nộp trực tiếp hoặc gửi mail theo các địa chỉ sau:

  • Địa chỉ nhận: 205 đường số 9A, KDC Trung Sơn, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TPHCM. ĐT: 02854319580
  • Mail: lifevietnam@life-vietnam.org

Mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 mà Liên hợp quốc phát động năm 2014 (90% người nhiễm HIV biết tình trạng HIV của mình; 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV); và 90% người điều trị bằng ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế) đã được Việt Nam – một trong những quốc gia đầu tiên hưởng ứng. Mục tiêu này nếu đạt được sẽ giúp từng quốc gia cũng như thế giới tiến tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030.

Trong các mục tiêu này, có thể nói mục tiêu 90 đầu tiên là vô cũng quan trọng bởi vì nó như là đầu vào cho việc thực hiện và hoàn thành các mục tiêu sau. Như vậy việc đẩy mạnh tư vấn xét nghiệm HIV hay tìm các trường hợp nhiễm mới HIV đóng một vai trò quyết định trong việc chuyển tiếp họ vào điều trị và hỗ trợ tuân thủ điều trị, từ đó sẽ tiến tới kết thúc dịch AIDS ở Việt Nam.

Hiểu được tầm quan trọng đó, trong nhiều năm qua các tổ chức quốc tế cũng như các đơn vị triển khai dự án phòng, chống HIV/AIDS bao gồm các tổ chức cộng đồng đã áp dụng và thay đổi nhiều chiến lược khác nhau với mục đích tiếp cận đúng đối tượng có hành vi nguy cơ cao, tư vấn xét nghiệm HIV và tìm ra những trường hợp HIV dương tính để chuyển vào điều trị bằng thuốc ARV.

Tuy nhiên, hầu hết các tổ chức khi đặt mục tiêu tìm ca nhiễm mới HIV đều đưa ra chỉ tiêu số ca nhiễm mới HIV mà các tổ chức cần phải tìm, giao cho các tổ chức địa bàn tiếp cận theo quy định và cả đối tượng đích dự kiến tiếp cận. Từ đó các tổ chức xã hội thực hiện theo kế hoạch đã đề ra và được chi trả theo kết quả thực tế hay theo hiệu suất mà các tổ chức đã thực hiện được. Với phương pháp đó dù đã có nhiều ưu điểm nhưng nhược điểm lớn nhất là không kích thích được sự sáng tạo của các tổ chức cộng đồng, cũng không tạo sự cạnh tranh trong việc triển khai tìm ca nhiễm mới HIV trong cộng đồng.

 

“Đồng hồ đếm ngược” là hình ảnh khá quen thuộc trong những năm gần đây thường được sử dụng trong những sự kiện như năm mới và cũng thường hay được sử dụng trong những cuộc thi.

Đồng hồ đếm ngược luôn nhắc nhở, cập nhật cho những người trong cuộc chơi về thời gian còn lại hay nhiệm vụ đã đạt được, nhiệm vụ cần hoàn thành cũng như đích đến. Từ đó nó kích thích sự năng động, sáng tạo cho người chơi và tạo ra sự cạnh tranh công bằng cho tất cả người chơi để tiến về đích một cách nhanh chóng nhất.

Lấy cảm hứng từ “Đồng hồ đếm ngược”, Trung Tâm Nâng cao Chất lượng Cuộc sống (LIFE) đã có sáng kiến áp dụng Chiến lược “Đồng hồ đếm ngược” trong việc tìm ca nhiễm mới HIV trong Dự án Kết nối cộng đồng các tỉnh phía Nam (C-link) do USAID tài trợ tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam. Với nguyên tắc mới áp dụng cho tất cả các tổ chức cộng đồng (CBO) đó là việc chi trả cho việc tìm kiếm ca nhiễm mới HIV theo nguyên tắc chi trả theo hiệu suất nhưng:

  • Không giới hạn số lượng ca đăng ký: Tức không giao chỉ tiêu hay giới hạn chỉ tiêu số ca nhiễm HIV mới tìm cho các tổ chức cộng đồng.
  • Không giới hạn đối tượng đích (như trước đây) cho từng tổ chức.
  • Không giới hạn chỉ tiêu cho từng tiếp cận viên.
  • Không giới hạn địa bàn tiếp cận với một tổ chức
Tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng do nhân viên cộng đồng thực hiện

Trung tâm LIFE cũng sẽ cập nhật kết quả và các nhóm cộng đồng có thể theo dõi chỉ số thực hiện hàng tuần, từ đó cho phép các CBO biết đã đạt được bao nhiêu và mục tiêu còn lại để cùng nhau tăng tốc.

Với sáng kiến này, các tiếp cận viên cũng như các tổ chức cộng đồng đã liên tục thay đổi trong cách tiếp cận – cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV từ tiếp cận cá nhân sang mô hình thủ lĩnh cộng đồng, từ mô hình tổ chức xã hội dựa vào cộng đồng (CBO) sang hệ thống liên minh các tổ chức cộng đồng v.v… nhằm đáp ứng với sự thay đổi trong bối cảnh xã hội và nhu cầu của khách hàng. Các tiếp cận viên cũng như các tổ chức cộng đồng được trao quyền và kích thích sáng tạo, sự cạnh tranh, năng động và tiết kiệm chi phí.

Nhờ sáng kiến mới này, Trung tâm LIFE đã hỗ trợ các CBO phát hiện nhiều trường hợp dương tính với HIV hơn chỉ trong thời gian ngắn. Chẳng hạn, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2017, các tổ chức cộng đồng thuộc Trung tâm LIFE đã phát hiện ra 2,547 ca dương tính với HIV hay chỉ trong quý đầu tiên của năm tài chính 2019 (01/10/2018-31/12/2018), các nhóm dự án của Trung tâm LIFE đã tìm được 734 ca nhiễm HIV mới ở Thành phố Hồ Chí Minh, rút ngắn một nửa thời gian so với các ca tương tự được tìm thấy trong năm tài chính 2018 thậm chí có thời điểm kết quả đạt được cao gấp ba lần so với trước đây với khung thời gian tương tự.

Anh Sơn Lê, trưởng nhóm cộng đồng G3VN cho biết: “Với cơ chế mới này, chúng tôi không bị giới hạn bởi mục tiêu tìm kiếm các ca dương tính với HIV mà được khuyến khích tìm ra càng nhiều ca càng tốt”.

Làm việc tập thể, kích thích sáng tạọ không giới hạn

Một tiếp cận viên khác của tổ chức cộng đồng Aloboy cũng chia sẻ: “Đồng hồ đếm ngược cho phép chúng tôi áp dụng phương pháp tiếp cận cộng đồng, sáng tạo và linh hoạt, cũng như tận dụng nguồn lực một cách thích hợp.”.

Sau nhiều năm áp dụng và triển khai, có thể nói “Đồng hồ đếm ngược” đã được chứng minh là một cơ chế dựa trên hiệu suất sáng tạo và hiệu quả về chi phí trong việc tìm ca nhiễm mới HIV. Chúng tôi cho rằng, sáng kiến “Đồng hồ đếm ngược” còn có thể áp dụng được cho các mục tiêu khác của chương trình phòng, chống HIV như chuyển tiếp điều trị ARV hay giới thiệu và chuyển tiếp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) hoặc bất cứ can thiệp cộng đồng nào có sự chi trả theo hiệu suất. Điều quan trọng hơn của thành công này đó là các tổ chức cộng đồng thông qua cơ chế “Đồng hồ đếm ngược” được trao quyền nhiều hơn, chủ động sáng tạo và linh hoạt hơn với cùng nguồn lực mà tổ chức đó hiện có.

*Thông tin chung

Từ 01/2022 đến 06/2022, trung tâm LIFE hợp tác cùng tổ chức OXFAM thực hiện dự án Trao quyền cho Công nhân dệt may để góp phần cải thiện đời sống của họ với nguồn tài trợ từ GIZ – Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển, Cộng hòa Liên bang Đức. Hội thảo khởi động dự án là một hoạt động trong hợp phần nhằm giới thiệu dự án một cách chính thức và thu hút sự đồng thuận tham gia của các bên liên quan.

Dự án với 3 mục tiêu chính (i) Xây dựng nhóm công nhân nồng cốt có khả năng xác định và nói lên nhu cầu, nguyện vọng được cải thiện đời sống của người lao động (ii) Tạo kênh giao tiếp đa chiều giữa đại diện người lao động, BGĐ nhà máy và chính quyền địa phương nhằm cải thiện đời sống người lao động (iii) Đúc kết và chia sẻ bài học kinh nghiệm của dự án.

*Thông tin về hoạt động

Hỗ trợ Trung tâm LIFE xây dựng đội ngũ 02 nhóm Cộng tác viên nống cốt ở Bình Dương và TP Hồ Chí Minh để tham gia xuyên suốt vào các hoạt động của dự án bao gồm Tập huấn nâng cao năng lực, Sự kiện Điểm hẹn cuối tuần và Buổi đối thoại của Công nhân, BGĐ và Chính quyền địa phương.

Tổng số lượng CTV: 20 – 30 người

Số lượng chuyên gia: 01 người

Số ngày làm việc: 7 ngày

  • Họp với Trung tâm LIFE, Ban quản lý nhà máy và cơ quản lý: 1 ngày
  • Vận động, kế nối thành lập nhóm Cộng tác viên: 5 ngày
  • Viết báo cáo chuỗi công việc: 1 ngày

Thời gian triển khai dịch vụ: Từ tháng 03 tới tháng 04 hoặc sớm hơn tùy vào thời gian hoàn thành công việc và gửi báo cáo của chuyên gia.

*Nhiệm vụ chính của giảng viên

  • Tham gia họp với Trung tâm LIFE để hiểu rõ yêu cầu của dự án về Cộng tác viên nòng cốt.
  • Tham gia họp với Ban Quản lý các nhà máy, các cơ quan/đơn vị tại địa bàn dự án nếu có yêu cầu.
  • Thay mặt Trung tâm LIFE trình bày về mô tả của dự án đối với Công nhân tại các nhà máy ở TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, vận động thành lập nhóm Cộng tác viên nòng cốt.
  • Thành lập ít nhất 02 nhóm Cộng tác viên nòng cốt, 01 nhóm ở TP Hồ Chí Minh, 01 nhóm ở tỉnh Bình Dương.
  • Phối hợp thường xuyên với Trung tâm LIFE để tổ chức thành công hoạt động.
  • Hoàn tất báo cáo kết quả chuỗi công việc (bằng tiếng Việt) trong vòng 7 ngày kể từ ngày hoàn thành yêu cầu công việc.

*Yêu cầu về giảng viên

  • Có bằng Đại học
  • Có hơn 3 kinh nghiệm về lĩnh vực kết nối và xây dựng mạng lưới, đặc biệt là mạng lưới người lao động
  • Có kinh nghiệm đưa ra các tiêu chí để lựa chọn CTV nòng cốt phù hợp với tính chất dự án
  • Có khả năng làm việc với cộng đồng và điều hành làm việc nhóm

*Định mức chi trả dựa trên báo giá và thỏa thuận của hai bên

Deadline: 15/03/2022

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Ms. Đào Nhật Minh – Email: minh@life-vietnam.org  –  DĐ: 0974 396 562

Năm 2021 là năm đầy biến động với nền kinh tế xã hội tại Việt Nam nói chung và chương trình phòng, chống HIV/AIDS nói riêng. Khi làn sóng dịch thứ 4 bùng phát tại Việt Nam nhất là chủng vi rút Delta lây lan nhanh tại các tỉnh, thành phố phía Nam, trong khi tỷ lệ người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 ở mức rất thấp, hầu hết các tỉnh, thành phố phía nam đã áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về áp dụng cách ly toàn xã hội với nguyên tắc: Gia đình cách ly với gia đình; thôn bản cách ly thôn bản; xã, phường cách ly với xã phường …tỉnh, thành phố cách ly với tỉnh thành phố. Nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS kể cả đội ngũ cán bộ y tế làm về phòng, chống HIV/AIDS cũng được huy động để tập trung cho phòng, chống dịch COVID-19. Hệ quả là hầu hết các hoạt động tiếp cận và cung cấp dịch vụ trực tiếp cho công tác phòng, chống HIV/AIDS nhất là của các CBO đã bị gián đoạn. Chưa kể nhiều doanh nghiệp bị đóng cửa nên người lao động nhiễm nhân HIV đã không được mua thẻ bảo hiểm y tế và gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống; khách hàng mới của chương trình phòng, chống HIV/AIDS không thể nhận được các dịch vụ dự phòng và điều trị; Bệnh nhân đang điều trị ARV; Methadone hay PrEP có nguy cơ không được điều trị liên tục.

Dự án Tăng cường Kết nối cộng đồng phòng, chống HIV (C-Link) phía Nam do Trung tâm LIFE thực hiện dưới dự tài trợ của USAID cũng không phải là trường hợp ngoại lệ khi các tiếp cận viên không thể đi lại như trước đây để cung cấp dịch vụ và hỗ trợ khách hàng. Câu hỏi mà mỗi cán bộ của Trung tâm LIFE và các CBO luôn đặt ra mỗi ngày là làm thế nào để tiếp tục chăm sóc, hỗ trợ khách hàng trong bối cảnh giãn cách xã hội do dịch COVID-19? Tuy nhiên, trong khó khăn, nhiều sáng kiến, giải pháp đã được cả Ban quản lý dự án và các nhóm CBO sử dụng đề xuất với mục tiêu cao nhất tất cả vì lợi ích của khách hàng.

Ở cấp độ Trung tâm LIFE và Ban quản lý Dự án C-link:

– Trung tâm LIFE đã tổ chức các buổi họp trực tuyến với các CBO để nhận diện những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải cũng như tìm các giải pháp để chăm sóc hỗ trợ khách hàng.

Hình 1. Các chương trình tập huấn kỹ năng truyền thông truyền thông online

– Các nhóm CBO ã được Dự án C-Link nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng, tư vấn và giao tiếp bằng cách sử dụng tất cả các nền tảng kỹ thuật số. Nhân viên của LIFE đã tích cực hỗ trợ các CBO chuyển đổi từ tiếp cận trực tiếp sang tiếp cận và giao tiếp trực tuyến. Đồng thời, nhóm truyền thông LIFE cũng tăng cường truyền thông về ARV, tuân thủ PrEP thông qua D.Health và LIFE’s Fan page. Ngoài ra, Trung tâm LIFE cũng đã tổ chức các cuộc họp kiểm tra hai tuần một lần với các CBO để nhận thông tin cập nhật và hỗ trợ kịp thời.

– Trung tâm cũng đã phối hợp với phòng khám cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS đang liên kết, hợp tác với các CBO để kịp thời hỗ trợ khách hàng đang gặp khó khăn như tiếp tục nhận dịch vụ can thiệp giảm hại, điều trị PrEP; Điều trị ARV hay tư vấn xét nghiệm. Cũng nhờ vậy mà các khó khăn của khách hàng bao gồm cả những vấn đề liên quan đến giấy tờ cá nhân, thẻ BHYT v.v.. của khách hàng cũng được tháo gỡ để khách hàng được điều trị ARV sớm hoặc kết nối điều trị PrEP hay Methadone.

– Trung tâm LIFE cũng đã vận động các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) các tỉnh, thành phố để hỗ trợ giấy tờ đi lại cho các tiếp cận viên của CBO để họ được tạo điều kiện thông qua các chốt kiểm dịch. Từ đó các tiếp cận viện có thể hỗ trợ khách hàng trong những trường hợp cần thiết chẳng hạn đưa thuốc ARV cho khách hàng để tiếp tục điều trị ARV. Vận động CDC để các nhân viên tiếp cận cộng đồng được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 sớm để họ được an toàn hơn trong quá trình tiếp cận và đi lại.

– Nâng cao nhận thức cho các tiếp cận viên của CBO và khách hàng cũng như chăm sóc sức khỏe tâm thần trở nên cần thiết do bị giãn cách xã hội. Chuỗi các chương trình giao tiếp trực tuyến với tên gọi “Câu chuyện tối thứ 6 – Friday Talks” và “Người ơi, Hãy thở đi – My Dear, Just Breathe” được thực hiện bởi LIFE và các nhóm CBO đã không chỉ hỗ trợ tinh thần cho các thành viên CBO, duy trì liên hệ với khách hàng mà còn chia sẻ với các cộng đồng các thông tin, kiến thức và kỹ năng quản lý căng thẳng và trầm cảm trong ứng phó với tác động của COVID-19.

– Để đảm bảo các khách hàng sử dụng PrEP và ARV được hỗ trợ kịp thời, Trung tâm LIFE đã tăng cường hợp tác IP chéo thông qua trao đổi nhóm Zalo: Trong giai đoạn dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố bị cách ly, phong tỏa, hai nhóm Zalo đã được thành lập giữa Dự án C-Link phía Nam và các dự án EpiC và Healthy Markets. Nhờ đó, các IP có thể thông báo cho nhau về các vấn đề, các khó khăn, thách thức như việc thu thập số liệu, phân phối ARV và thảo luận các giải pháp được kịp thời.

Ở cấp độ các Tổ chức cộng đồng

– Tất cả các CBO đều thực hiện các hoạt động truyền thông online đa phương tiện, tận dụng mọi hình thức khác nhau như livestream, talkshow, tiktok, youtube, viral video clip…Ngoài việc thực hiện truyền thông đại chúng qua mạng xã hội, các CBO còn lên lịch hẹn trực tiếp để trao đổi, tư vấn và chia sẻ thông tin qua các kênh xã hội (Zalo, Mesenger, app Blued, Ginder… v.v…)

– Việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng cũng được thực hiện linh hoạt. Chẳng hạn thay vì xét nghiệm HIV tại cộng đồng, các CBO đã hỗ trợ cung cấp dịch vụ tự xét nghiệm HIV. Hỗ trợ  chuyển test xét nghiêm HIV đến tận tay khách hàng qua bưu điện, qua dịch vụ vận chuyển grab, uber,… và qua xe ôm. Trong thời kỳ giãn cách xã hội, tiếp cận viên của các CBO đã lên kế hoạch chặt chẽ để đảm bảo đủ nguồn cung cấp bộ dụng cụ tự xét nghiệm cho khách hàng.  Các CBO đã tăng cường vận chuyển bộ dụng cụ tự xét nghiệm cho khách hàng và hướng dẫn họ thực hiện xét nghiệm thông qua các cuộc gọi điện video. Với nỗ lực đó, chỉ trong năm tài chính 2021 mà chủ yếu trong giai đoạn giãn cách xã hội, Dự án C-Link phía nam đã phân phối 7.452 bộ xét nghiệm HIV đạt 111,9%% kế hoạch cho thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Việc xét nghiệm cho bạn tình, bạn chính theo hình thức online vẫn được duy trì. Năm tài chính 2021, Dự án cũng đã cung cấp dịch vụ tự xét nghiệm cho 5.952 bạn tình, bạn chích, phát hiện được  897 người dương tính với HIV (tỷ lệ dương tính là 15,1%). Kênh xét nghiệm này đóng góp tới 40,5% vào tổng số trường hợp nhiễm HIV được phát hiện trong năm tài chính 2021.

Hình 2. Một số chương trình truyền thông Online được các CBO thực hiện

– Việc tư vấn hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV và duy trì điều trị PrEP ít nhất 3 tháng cũng như tư vấn, kết nối các nguồn lực sinh kế, việc làm cho khách hàng cũng đã được các CBO thực hiện online. Ngoài ra còn kết nối giữa các CBO ở các địa bàn khác nhau để giới thiệu, chuyển gửi khách hàng kết nối vào điều trị PrEP, ARV.  Các CBO cũng trực tiếp tham gia giải quyết các khó khăn liên quan tới tiếp cận, duy trì điều trị trong thời giãn cách xã hội do COVID-19 như: Hỗ trợ nhận và chuyển thuốc ARV và PrEP cho khách hàng; cung cấp thông tin hướng dẫn mới về hoạt động điều trị, cấp thuốc của Bộ Y tế cũng như cập nhật các quy định về giãn cách xã hội của địa phương….

–  Thực hiện các gói hỗ trợ trong dịch COVID-19 bao gồm: Thực phẩm, phí sinh hoạt, vitamin, vật dụng bảo hộ và các mặt hàng thiết yếu để giải quyết nhu cầu cá nhân…để giảm thiểu tác động của COVID-19, hỗ trợ các nhóm đích và người có HIV có hoàn cảnh khó khăn: Cũng trong năm tài chính 2021 đã có 5.484 khách hàng có hoàn cảnh khó khăn nghiêm trọng tại TP.HCM và Đồng Nai được hỗ trợ. Ngoài ra, trong tháng 8 và tháng 9, với sự chấp thuận của SGAC, Dự án C-Link phía nam đã thành lập một Nhóm ứng phó bao gồm nhân viên cơ sở y tế tuyến huyện, nhân viên CBO và đại diện của người có HIV để cung cấp thực phẩm cho 2.000 người có HIV tại thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Dự án C-Link phía nam đã sử dụng quỹ dự án chưa sử dụng là “Quỹ cứu trợ COVID” để giải quyết nhu cầu cá nhân của 3.484 người có HIV và các cá nhân trong các nhóm đối tượng chính (KP) có hoàn cảnh rất khó khăn ở TP.HCM và Đồng Nai. Các khoản hỗ trợ được cung cấp bao gồm thực phẩm, bộ dụng cụ sơ cứu, thuốc thiết yếu, trả tiền thuê phòng, tiền điện và chi phí sinh hoạt.

– Việc quản lý chất lượng cũng đã được Dự án và CBO chú trọng dù trong dịch COVID-19: Các CBO xây dựng các hoạt động đánh giá chất lượng dịch vụ cho chính CBO cung cấp hàng ngày trên các fanpage, website, google form để tự cải thiện chất lượng. CBO xây dựng khảo sát đánh giá nhu cầu của khách hàng để lên kế hoạch truyền thông và hỗ trợ khách hàng một cách hiệu quả.

Qua ứng phó với dịch COVID-19 trong năm 2021, có thể thấy dù đại dịch COVID đã ảnh hưởng tiêu cực đến chương trình phòng, chống HIV/AIDS, tuy nhiên với các sáng kiến và sự hỗ lực của toàn bộ nhân viên Trung tâm LIFE cũng như sự hợp tác của các CBO, các hoạt động của chương trình phòng, chống HIV/AIDS vẫn được thực hiện theo một cách linh hoạt. Việc chăm sóc, hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn giãn cách xã hội tuy có bị ảnh hưởng nhưng vẫn được hỗ trợ ở mức cao nhất có thể. Cũng qua ứng phó với dịch COVID-19 trong thời gian qua, chúng tôi cho rằng dù dịch COVID-19 có thể có diễn biến khác và các biện pháp giãn cách xã hội đã được điều chỉnh theo chiến lược “thích ứng an toàn” nhưng việc ứng dụng các cách tiếp cận, cung cấp dịch vụ, cũng như chăm sóc hỗ trợ khách hàng online cũng sẽ là sáng kiến tốt cần được duy trì, phát huy và có thể tiếp tục với các biện pháp truyền thống là tiếp cận và cung cấp dịch vụ trực tiếp. Tuy nhiên để thực hiện được điều này, các dự án cần chủ động nâng cao năng lực cho các CBO, tiếp cận viên về kỹ năng sử dụng các ứng dụng online, kỹ năng xây dựng, tiếp cận và quảng bá dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS trên các nền tảng trực tuyến một cách linh hoạt. Cùng với đó việc vận động thay đổi thói quen làm việc, xác nhận, đánh giá hiệu quả và đầu tư các chi phí như phần mềm online (ví dụ Zoom) và cải thiện tốc độ đường truyền cũng là những việc cần được cân nhắc không chỉ trong bối cảnh dịch COVID-19 mà cả trong tương lai.

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn đang khá căng thẳng cùng với xu hướng phát triển của công nghệ, việc sử dụng Internet đang ngày càng chiếm vị thế quan trọng trong cuộc sống. Theo báo cáo của WeAreSocial và Hootsuite đã công bố báo cáo toàn cảnh ngành Digital, tính đến tháng 01/2021 có khoảng 68,17 triệu người Việt Nam đang sử dụng Internet (chiếm 70.3% dân số) thông qua các nền tảng, ứng dụng khác nhau, với thời lượng trung bình là sử dụng internet lên đến 6 giờ 47 phút. Đây được xem là khoảng thời gian tương đối lớn được sử dụng trong 1 ngày. Cũng theo số liệu thống kê từ Statista, Việt Nam có hơn 61,37 triệu người dùng điện thoại thông minh (smartphone), tương đương 64% dân số đang sở hữu smartphone nằm trong top 10 quốc gia có lượng người dùng smartphone lớn nhất thế giới.

Nắm bắt xu hướng đó, trong thời gian gần đây nhiều tổ chức đang triển khai chương trình phòng, chống HIV/AIDS đã sử dụng các ứng dụng công nghệ trực tuyến vào truyền thông, tư vấn và thậm chí cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 như cung cấp test kit HIV qua các trang web. Trung tâm LIFE với sự hỗ trợ của Dự án Tăng cường Kết nối cộng đồng phòng, chống HIV (C-Link) phía Nam do USAID hỗ trợ thời gian qua cũng đã sử dụng nhiều ứng dụng trực tuyến để áp dụng trong truyền thông và tập huấn về phòng, chống HIV/AIDS. Chúng tôi muốn chia sẻ 2 ứng dụng mà các CBO của Dự án Tăng cường Kết nối cộng đồng phòng, chống HIV (C-Link) phía Nam triển khai do Trung tâm LIFE hỗ trợ mà chúng tôi cho rằng nó đã thành công và có thể ứng dụng rộng rãi hơn để đem lại các cách tiếp cận mới cho khách hàng cũng như người tham gia tập huấn.

ALOVOICE – TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC QUA RADIO

Tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) ALOBOY là một trong các CBO tham gia Dự án Tăng cường Kết nối cộng đồng phòng chống HIV phía Nam dưới hỗ trợ của USAID, PEPFAR và Trung tâm LIFE. Trong quá trình triển khai dự án năm 2019, CBO ALOBOY nhận thấy mạng lưới tiếp cận viên còn mỏng nên việc tiếp cận trực tiếp với nhóm khách hàng đích còn rất hạn chế, trong khi việc tiếp cận khách hàng qua các kênh truyền thống như mối quan hệ cá nhân, Fanpage Facebook và Blued (ứng dụng hẹn hò dành cho khách hàng nam quan hệ tình dục đồng giới) ngày càng trở nên khó khăn. Trong khi đó khách hàng ngày càng trẻ hóa thiếu kiến thức về dự phòng và điều trị HIV/AIDS; kiến thức về an toàn tình dục; tình trạng lạm dụng chất nghiện ngày càng phổ biến hơn cũng góp phần vào làm gia tăng lây nhiễm HIV. Ngoài ra, khách hàng bị kỳ thị, ngại tiếp cận trực tiếp nên cũng tự cô lập bản thân, sợ hãi và e ngại sử dụng dịch vụ của CBO cũng như tiết lộ thông tin bạn tình.

Với mong muốn nhiều khách hàng được tiếp cận thông tin về phòng, chống HIV/AIDS nhiều hơn, phong phú hơn, hình thức cần hấp dẫn và vẫn đảm bảo tính tương tác với khách hàng lại đảm bảo tính bảo mật thông tin cá nhân, chiến dịch ALOVOICE – hình thức chia sẻ tâm sự nhằm cung cấp kiến thức dự phòng HIV, bệnh lây qua đường tình dục, hỗ trợ tâm lý, giảm thiểu kỳ thị phân biệt đối xử liên quan HIV và giới thiệu, quảng bá các dịch vụ của CBO đã ra đời.

Để thực hiện hoạt động này, ALOBOY đã thực hiện chương trình phát thanh ALOVOICE thông qua các nền tảng mạng xã hội. ALOBOY đã tổ chức họp nhóm và lên kế hoạch chi tiết cho các buổi truyền thông thông qua các chương trình phát thanh và phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng thành viên. Hình thức chủ yếu là trò truyện qua phát thanh do vậy danh tính của khách hàng được bảo mật, khách hàng và khán giả vẫn có cơ hội tương tác nhưng vẫn đảm bảo giữ được bí mật thông tin cá nhân. Nội dung buổi trò chuyện ALOVOICE khá đa dạng phụ thuộc vào các vấn đề khách hàng thường quan tâm và đề cập khéo léo và hấp dẫn kiến thức về HIV, LGBT và các chất gây nghiện. Ngoài ra, người dẫn chương trình trò chuyện với người nổi tiếng Miss Aloboy có cơ hội chia sẻ nỗi lòng và trăn trở của mình đến cộng đồng cũng như giới thiệu quảng bá các dịch vụ phòng, chống HIV mà ALOBOY đang cung cấp. Để tăng sự tiếp cận thông tin cho khách hàng không có cơ hội tham gia các buổi phát thanh trực tiếp, các buổi phát thanh của ALOVOICE được ghi lại đăng tải, chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội như Youtube và Facebook để tăng cường hiệu ứng lan tỏa các thông điệp đã truyền thông.

 

Hình 1. Đội ngũ CBO ALOBOY đang họp chuẩn bị thực hiện ALOVOICE

Kết quả cho thấy, chương trình phát thanh ALOVOICE đã được các khán giả là các nhóm đích của chương trình rất quan tâm. Thông qua tương tác hỏi đáp, khách hàng cho biết rằng đã biết bảo vệ sức khỏe và quan tâm hơn đến các dịch vụ của CBO. Một khách hàng cho biết “Tôi nhận được đồng cảm từ ALOBOY CBO cũng như từ khách hàng khác nên tự tin, bình an và hạnh phúc hơn trong cuộc sống”.

Ngoài nâng cao nhận thức cho khách hàng, chương trình phát thanh ALOVOICE còn hỗ trợ ALOBOY mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng, số khách hàng liên hệ xét nghiệm HIV tăng hơn sau khi chương trình phát thanh ALOVOICE đi vào hoạt động. Có thể nói chiến dịch ALOVOICE của CBO ALOBOY đã đáp ứng được mục tiêu của tổ chức đó là: nâng cao nhận thức về HIV, STIs và các chủ đề sức khỏe, cũng như góp phần giảm áp lực và mặc cảm cho khách hàng và tiếp cận rộng rãi, nhiều hơn số khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ thông qua việc nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của khách hàng.

ỨNG DỤNG KAHOOT TRONG TRUYỀN THÔNG VÀ TẬP HUẤN

Trước đây, các buổi truyền thông do các tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) điều phối thực hiện thường rơi vào tình trạng thông tin đi một chiều. Có nghĩa là, giảng viên cộng đồng thuyết trình kiến thức dự phòng HIV/AIDS còn khách hàng tiếp thu một cách thụ động. Trong khi nhóm khách hàng MSM – TG yêu thích công nghệ mới và luôn mang theo bên mình điện thoại thông minh và họ thường sử dụng điện thoại thông minh trong buổi truyền thông. Điều này khiến luồng thông tin bài giảng bị gián đoạn, làm giảm hiệu quả của buổi truyền thông.

Mặc dù thời gian gần đây các tổ chức cộng đồng đã được tập huấn về các kỹ năng truyền thông trực tiếp về phòng, chống HIV/AIDS nên các buổi truyền thông hoặc tập huấn đã có tính tương tác cao hơn, thu hút hơn khán giả tham gia các buổi truyền thông và tập huấn. Tuy nhiên, hiệu quả các buổi truyền thông và tập huấn này phụ thuộc khá nhiều vào kỹ năng của người điều hành, trong khi trình độ, năng lực và kỹ năng của mỗi thành viên không đồng đều, do vậy hiệu quả của một  số buổi truyền thông không đạt được như mong muốn.

Nhằm truyền tải được thông tin cơ bản các buổi truyền thông một cách hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn, có tính tương tác cao hơn và nhất là có thể đánh giá nhanh được kiến thức và kỹ năng của người tham gia trong các buổi truyền thông và tập huấn. Trung tâm LIFE đã triển khai và hướng dẫn các CBO đang tham gia Dự án Tăng cường Kết nối cộng đồng phòng chống HIV phía Nam sử dụng ứng dụng Kahoot trong truyền thông và tập huấn.

Hình 2. Kahoot là nền tảng học tập bằng câu đố, sử dụng trong buổi truyền thông nhóm nhỏ về kiến thức dự phòng HIV/AIDS một cách trực quan sinh động.

Kahoot là nền tảng học tập bằng hình thức trắc nghiệm, người chơi có thể trả lời câu hỏi bằng điện thoại thông minh. Đây là một ứng dụng công nghệ mới, giúp tăng tương tác, nâng cao nhận thức, rất phù hợp với nhóm khách hàng nam quan hệ tình dục đồng giới và chuyển giới nữ (MSM – TGW) – những nhóm khách hàng ưa thích và hầu hết đều có điện thoại thông minh.

Việc chuẩn bị trò chơi Kahoot khá đơn giản khi các thành viên của CBO được hướng dẫn đó là: Cần bộ câu hỏi và trả lời, máy chiếu và wifi; người chơi chỉ cần có điện thoại thông minh. Các câu hỏi trắc nghiệm được cùng lúc chiếu lên màn hình máy chiếu và lên màn hình của người chơi. Các câu hỏi bám sát với nội dung trọng tâm về phòng, chống HIV/AIDS và chủ đề sức khỏe, dịch vụ mà các CBO muốn truyền tải hoặc thông qua các đánh giá trước đó về kiến thức khách hàng của CBO nhằm giúp cho khách hàng nâng cao nhận thức, từ đó cảm thấy tự tin hơn để bảo vệ sức khỏe.

Hình 3. Các câu hỏi bám sát với kiến thức dự phòng HIV/AIDS và chủ đề sức khỏe

Khi tổ chức trò chơi Kahoot, ngoài việc chiếu câu hỏi và đáp án và câu trả lời, giảng viên có thể đề nghị người tham gia giải thích câu trả lời, mời các khách hàng khác bổ sung thông tin hoặc chính giảng viên có thể bổ sung thông tin, mở rộng hơn về kiến thức nếu cần thiết cũng như chốt lại thông điệp chủ chốt của mỗi câu hỏi. Từ đó đặc biệt tăng mức độ tương tác thấu hiểu và không khí sôi động của buổi truyền thông, tập huấn cho các nhóm cộng đồng.

Do giao diện Kahoot thường kết hợp minh họa trực quan, thông tin công khai kết quả điểm và Ban tổ chức thường kèm theo phần thưởng cho các khách có điểm số cao nhất nên khách hàng MSM – TG đặc biệt phấn khởi hưởng ứng. Dựa vào kết quả trò chơi để chọn ra người thắng cuộc; cũng như làm công cụ đo lường khả năng tiếp thu của học viên, qua bảng thống kê cuối trò chơi.

Hình 4. Giao diện Kahoot minh họa trực quan các và kèm theo phần thưởng, khách hàng MSM – TG đặc biệt phấn khởi hưởng ứng, từ đó tiếp thu hiệu quả kiến thức và thông điệp của buổi truyền thông.

Với kinh nghiệm qua nhiều lần tổ chức, Kahoot mang lại nhiều thành quả đáng kể trong buổi truyền thông cũng như tập huấn dự phòng HIV/AIDS. Có tới hơn 90% khách hàng hàng nắm được kiến thức trong các buổi truyền thông, tập huấn.  Ngoài ra, các buổi truyền thông trở nên sôi nổi và nhận được nhiều phản hồi tích cực. Khách hàng thu thập được kiến thức bổ ích, giảm thiểu kỳ thị và quen thuộc với các dịch vụ phòng chống HIV do mạng lưới CBO cung cấp.

Tuy nhiên để ứng dụng này có thể được áp dụng rộng rãi các sáng kiến này, với chương trình phát thanh các CBO cần nghiên cứu kỹ các chủ đề phát thanh phù hợp với nhu cầu của khách hàng, khi tiến hành cần tăng tính tương tác. Khi ứng dụng Kahoot, Ban tổ chức cần lưu ý đảm bảo địa điểm truyền thông và tập huấn có mạng internet hoặc sóng wifi ổn định để người tham dự có thể tham gia trả lời câu hỏi suôn sẻ. Việc đầu tư thời gian cho bộ câu hỏi và đáp án cũng cần được chú ý và dành tâm huyết thích đáng để đúng trọng tâm của buổi truyền thông và tập huấn. Các câu hỏi không nên quá dàn trải mà cần tập trung vào các nội dung chính để từ đó giảng viên có thể huy động người tham gia trả lời, giải thích và mở rộng thông tin nhằm tăng tính tương tác giữa giảng viên và người tham gia. Việc sử dụng Kahoot có thể cho áp dụng cho toàn bộ buổi truyền thông, tập huấn nhưng cũng có thể giảng viên sử dụng ứng dụng này cuối buổi như đánh giá nhanh kết quả buổi truyền thông và tập huấn. Một điều cũng rất đáng lưu tâm là Ban tổ chức hay giảng viên cần chuẩn bị những phần quà nhỏ để trao cho những người có kết quả xuất sắc để tăng tính hấp dẫn và tương tác của người tham gia.

Tổ chức xã hội và các Tổ chức dựa vào cộng đồng – Sau đây gọi chung là tổ chức cộng đồng (CBO) – là tập hợp các thành viên tự nguyện, không vì mục đích lợi nhuận, xuất phát từ một cộng đồng đặc thù, hoạt động vì lợi ích của các thành viên cộng đồng đó, do cộng đồng đó làm chủ và quản lý. Các CBO có điểm mạnh là do xuất phát từ chính nhóm khách hàng đích nên hiểu tâm lý hoàn cảnh và nhu cầu của khách hàng và được khách hàng tin tưởng. Phần lớn các thành viên CBO tham gia đều có tâm nguyện tự nguyện vì lợi ích cộng đồng. Tuy nhiên các CBO cũng có nhiều điểm hạn chế như: Thường không có tư cách pháp nhân; Nhân sự thường xuyên thay đổi; Kỹ năng truyền thông vận động chính còn yếu; Kỹ năng phân tích dữ liệu chưa tốt v.v… chính vì vậy để duy trì sự tham gia bền vững của các CBO trong công tác phòng, chống HIV/AIDS nhất là trong bối cách các nguồn viện trợ quốc tế cắt giảm là thách thức rất lớn.

Để các CBO phát triển và có thể cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS một cách bền vững hướng đến giảm phụ thuộc vào các dự án viện trợ, việc nâng cao năng lực cho các CBO luôn được các chương trình, dự án rất quan tâm. Tuy nhiên hầu hết các hoạt động nâng cao năng lực cho CBO của các dự án trong thời gian qua chỉ tập trung vào việc nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các nhân viên của CBO trong cung cấp dịch vụ. Điều đó là cần thiết nhưng không đủ để các CBO tồn tại và phát triển bền vững khi các dự án tài trợ giảm dần hoặc kết thúc.

Nhận thức được điều đó, Dự án Tăng cường Kết nối cộng đồng phòng, chống HIV (C-Link) phía Nam do Trung tâm LIFE thực hiện dưới dự tài trợ của USAID hỗ trợ, thời gian qua đã xây dựng một Chiến lược nâng cao năng lực cho các tổ chức cộng đồng hướng tới sự phát triển bền vững. Qua quá trình thực hiện, Dự án đã thu được những thành công ban đầu.

Trong Chiến lược này, trước khi tiến hành nâng cao năng lực cho các CBO, Trung tâm LIFE đã tiến hành đánh giá về thực trạng, khả năng đóng góp, nhu cầu, định hướng pháp triển và mong muốn của các CBO v.v… Từ đó phân loại thành ba nhóm CBO, như sau:

– Nhóm CBO đang phát triển: Là các CBO hoạt động khá ổn định. Số thành viên nòng cốt của nhóm ít, thường từ dưới 4 người và họ có thế mạnh can thiệp ở một vài nhóm đích chuyên biệt. Nhóm này chưa có hoặc không có mong muốn có tư cách pháp nhân. Nhóm này chủ yếu thực hiện các dự án can thiệp dự phòng HIV (tiếp cận, truyền thông thay đổi hành vi của khách hàng; phát hiện ca nhiễm HIV mới và kết nối điều trị; thực hiện các can thiệp dự phòng HIV khác như PrEP, STIs, Methadone, can thiệp nghiện chất v.v… Nhóm này có nhu cầu cập nhật những kiến thức mới, kỹ năng để cung cấp dịch vụ HIV một cách hiệu quả cũng như cần có nguồn kinh phí duy trì hoạt động của nhóm. Với nhóm này, cần hỗ trợ để nhóm có thể tăng cường hợp tác, kết nối với đối tác; hỗ trợ cơ chế, kỹ năng hợp tác và chia sẻ lợi ích với các đối tác; củng cố thể chế và hỗ trợ pháp lý để nhóm thuận lợi khi thực hiện các hoạt động tại cộng đồng; nâng cao năng lực phát triển tổ chức, tập trung vào phân công, giao việc và quản lý công việc; truyền lửa và kích cầu để CBO nhận diện thêm các cơ hội phát triển bền vững khác.

– Nhóm CBO có nhu cầu và tiềm năng phát triển: Đây là các các CBO ổn định và đang phát triển, có nhiều hoạt động chủ động, sáng tạo, có uy tín và có thể dẫn dắt các CBO khác (Leading CBO). Nhóm này cũng bao gồm cả các CBO đã có tư cách pháp nhân nhưng chưa có chiến lược phát triển rõ ràng và lâu dài: Nhóm này thường có số thành viên chủ chốt trên 4 người, chịu được các áp lực đổi mới nhanh cũng như có khả năng thực hiện các qui định hoặc sự giám sát chặt chẽ của chương trình; các CBO này ngoài cung cấp các dịch vụ HIV tại cộng đồng thông qua các dự án của Trung tâm LIFE thì CBO cũng đã tự chủ động huy động thêm nguồn lực từ các dự án khác để duy trì bền vững các hoạt động can thiệp HIV như nhận hợp đồng xã hội, viết đề xuất dự án v.v… Nhóm này cần được cập nhật những kiến thức mới để cung cấp dịch vụ HIV hiệu quả,; phát triển truyền thông kỹ thuật số hiệu quả; xây dựng mô hình kinh doanh phát triển bền vững; xây dựng chiến lược phát triển dài hơi với đội ngũ nhân sự vững vàng; tư vấn hỗ trợ tiến trình và thủ tục để có tư cách pháp nhân v.v..

– Nhóm CBO phát triển là doanh nghiệp xã hội đã có mô hình riêng: Đây là các CBO mạnh, uy tín, đã có tư cách pháp nhân và mô hình phát triển riêng (đa số có phòng khám cộng đồng); Các CBO này cũng có đội ngũ nòng cốt ổn định, năng lực tốt, cam kết và trách nhiệm cao với chương trình phòng, chống HIV/AIDS; Ngoài cung cấp các dịch vụ HIV tại cộng đồng thông qua các dự án của Trung tâm LIFE, CBO đã tự huy động thêm ít nhất 2-3 nguồn lực từ các dự án khác và có thu nhập từ các mô hình sinh kế; có định hướng phát triển rõ ràng và lâu dài. Với nhóm này cần được cập nhật những kiến thức mới để cung cấp dịch vụ HIV hiệu quả; phát triển truyền thông quảng bá kỹ thuật số hiệu quả và phát triển bộ nhận dạng thương hiệu; kiến thức và kỹ năng quản trị doanh nghiệp; định hướng và lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả và bền vững đóng góp cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS.

Việc đánh giá CBO được tiến hành định kỳ (thường là hàng năm). Trung tâm LIFE đã phát triển và sử dụng bộ công cụ đánh giá rất chi tiết ở các lĩnh vực khác nhau liên quan đến năng lực của CBO như : Năng lực cung cấp dịch vụ kỹ thuật; Quản trị tài chính; Quản trị doanh nghiệp; Theo dõi giám sát; Vận động chính sách; huy động nguồn lực…. từ đó Trung tâm LIFE xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực cho các CBO và tổ chức các khóa tập huấn nâng cao năng lực cho các CBO về các lĩnh vực khác nhau. Giảng viên các khóa tập huấn thường là các chuyên gia của các lĩnh vực có liên quan, ngoài ra Trung tâm cũng mời các thành viên nòng cốt từ CBO đã phát triển tham gia chia sẻ kinh nghiệm hoạt động và phát triển của tổ chức mình.

Với chiến lược và nỗ lực của không chỉ Trung tâm LIFE mà cả các CBO, chỉ trong giai đoạn 2015-2020, Dự án Tăng cường Kết nối cộng đồng phòng, chống HIV (C-Link) phía Nam, riêng tại thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm LIFE đã hỗ trợ cho 17 tổ chức tự lực trở thành các CBO đang phát triển; 6 Tổ chức CBO đã trở thành các CBO có khả năng dẫn dắt các CBO khác; 10 doanh nghiệp xã hội đã được thành lập và hoạt động bền vững. Dù Dự án kết thúc, Trung tâm LIFE vẫn sẽ tiếp tục vận động nguồn lực để thực hiện Chiến lược này trong thời gian tới.

Hình 1. Hội thảo Hợp tác hướng tới phát triển bền vững

Phát biểu tại một Hội thảo nâng cao năng lực các CBO do Trung tâm LIFE tổ chức, Anh Thuận – Trưởng nhóm Aloboy chia sẻ về sự cần thiết để hỗ trợ nhau cùng phát triển “Muốn bay nhanh thì bay một mình – Còn muốn bay xa đến đich thì hãy bay cùng nhau”.  

Anh An – Thành viên Liên minh của Glink cũng chưa sẻ về việc có cơ hội để các CBO đã phát triển hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm với các CBO khác “Điều quan trọng là chúng tôi không ngần ngại chia sẻ các bài học kinh nghiệm tại G-link Việt Nam với các tổ chức xã hội khác và các đối tác”.

Hoặc Anh Thơ – Thành viên của Liên minh Vượt sóng cũng chia sẻ: “Sự hỗ trợ kỹ thuật và ủng hộ về mặt tinh thần từ phía các nhà tài trợ USAID, cụ thể thông qua các giai đoạn của dự án C-LINK do trung tâm LIFE triển khai đã giúp đỡ nhóm vượt sóng chuyển đổi thành công thành một doanh nghiệp xã hội (Liên minh hướng đến tương lai)…. đây chỉ là bước khởi đầu cho quá trình phát triển lâu dài và bền vững với các tỗ chức xã hội”.

Hình 2. Những thông điệp đầy ý nghĩa trong ngày hội thảo

Có thể nói, thành công trên, trước hết nhờ Trung tâm có định hướng chiến lược nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội một cách đúng đắn và dài hơi. Trong Chiến lược cũng có mục tiêu rất rõ ràng là hướng đến các tổ chức xã hội phải có năng lực toàn diện để phát triển bền vững. Khi đó các tổ chức xã hội có đủ khả năng tham gia các hợp đồng xã hội trong chương trình phòng, chống HIV/AIDS trong tương lai cũng như có thể mở rộng tham gia các lĩnh vực khác. Ngoài mục tiêu đúng, việc đánh giá năng lực, đánh giá nhu cầu, phân tích năng lực của các CBO từ đó xây dựng các khóa tập huấn khác nhau phù hợp với nhu cầu của các CBO là hết sức quan trọng. Việc mời các CBO đã phát triển chia sẻ kinh nghiệm không chỉ giúp các CBO nâng cao kiến thức mà còn tạo luồng sinh khí mới và động lực để các CBO phát triển.